Mầm họa từ hộp đựng thực phẩm bằng nhựa chứa BPA

BPA đã bị cấm sử dụng để chế biến bình sữa trẻ em từ năm 2011. Tuy nhiên, một số quốc gia vẫn cho phép dùng BPA để chế tạo các hộp nhựa đựng thực phẩm bất chấp việc nó có thể gây ra dị tật

BPA (viết tắt của bisphenol A) là chất hóa học đã được dùng để bảo vệ nguyên trạng các lon thực phẩm từ những năm 1960. Chất này cũng được sử dụng rộng rãi để chế tạo chai nhựa và các hộp nhựa đựng thức ăn, với mục đích ngăn chặn vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm.

Khi ăn uống, bạn cũng đồng thời hấp thụ BPA

Tuy nhiên, chính những phân tử BPA đã tách khỏi hộp nhựa và thâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, gây ra các nguy cơ sức khỏe nghiệm trọng, đặc biệt đối với thai nhi, trẻ sơ sinh và trẻ em. Nghiên cứu cho rằng BPA ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ cũng như hành vi của trẻ, có khả năng gây dị tật ở trẻ sơ sinh và gieo mầm mống ung thư.

Ban đầu, người ta khám phá ra BPA có tính chất giống với hoóc-môn estrogen ở nữ. Tuy nhiên, việc hấp thụ estrogen từ bên ngoài (tức ăn thực phẩm nhiễm BPA) có thể ảnh hưởng nguy hại đến hệ thống nội tiết tố trong cơ thể, nhiều khả năng mắc bệnh tim, tiểu đường, ung thư tuyến tiền liệt, các vấn đề về sinh sản, bệnh hen suyễn, ảnh hưởng đến khả năng tình dục…

5 cách loại trừ BPA

− Dùng sản phẩm làm bằng silicone, thủy tinh, gốm, sứ hoặc thép không gỉ để đựng thức ăn nóng, chất lỏng. Nắp của các sản phẩm này không làm bằng nhựa chứa BPA.

Mầm họa từ hộp nhựa đựng thực phẩm chứa BPA

Bảo quản và hấp thức ăn bằng sản phẩm nhựa silicone là một lựa chọn thông minh

− Chỉ mua sản phẩm nhựa mà trên nhãn có ghi: BPA-free (không chứa BPA). Các chai nhựa chứa BPA thường được đánh số mã tái chế là 3 hoặc 7 hay ghi PC ở đáy chai.

− Hạn chế thức ăn đóng lon, thay bằng thức ăn tươi hoặc đóng hộp giấy các-tông aseptic.

− Không cho sản phẩm nhựa vào lò vi sóng và máy rửa bát.

− Tránh dùng các hộp đựng thức ăn hoặc chai lọ cũ, trầy xước.

Tổng hợp

[related-products]

Đừng bỏ qua