3 “thủ phạm” gây rụng tóc giữa mùa dịch, bạn đã biết?

Tìm hiểu những lý do gây rụng tóc cũng như cách khắc phục tình trạng này bạn nhé!

Stress là một trong những “thủ phạm” gây rụng tóc giữa mùa dịch. Ảnh: Shutterstock

Đại dịch COVID-19 khiến chúng ta phải giãn cách xã hội trong nhiều tháng trời. Những tưởng ở yên trong nhà sẽ giúp tóc khoẻ vì tránh được ánh nắng, hoá chất và khói bụi ô nhiễm. Thế nhưng sự thật lại hoàn toàn trái ngược. Mái tóc trở nên khô, yếu và dễ gãy rụng hơn bao giờ hết.

Vậy đâu là nguyên nhân gây rụng tóc giữa mùa dịch? Cùng TTGD tìm hiểu nhé!

Áp lực tinh thần khiến tóc rụng ngày càng nhiều

Duy trì một tinh thần thoải mái, không âu lo trong mùa dịch là điều chẳng dễ dàng. Đối với hội chị em phụ nữ, từ chuyện bếp núc cho đến chồng con, rồi cả những điều vụn vặt trong cuộc sống hàng ngày cũng có thể khiến họ stress nặng nề.

Y học gọi hiện tượng này là rụng tóc vì áp lực (rụng tóc Telogen). Nó xảy ra trong vòng 3 tháng sau khi bạn trải qua một sự kiện ảnh hưởng đến tâm lý. Thông thường, rụng tóc là hiện tượng cho thấy tóc mới đang mọc lên ở nang lông. Nhưng sau 3-6 tháng kể từ khi tóc rụng, nếu tóc mới chưa mọc lên, bạn có thể đang bị rụng tóc Telogen.

Nói cách khác, áp lực về tinh thần quá lớn khiến nang tóc không thể phát triển. Mà nang tóc lại là nơi tiếp nhận dinh dưỡng nuôi toàn bộ sợi tóc. Khi tóc rụng quá nhiều mà chẳng có dấu hiệu mọc lại sẽ dẫn đến tình trạng hói đầu.

Rụng tóc do stress diễn ra âm thầm, bạn khó nhận ra cho tới khi thấy tóc rụng với số lượng lớn. Điều này dẫn đến tâm lý lo lắng và tình trạng tóc rụng ngày càng tệ đi.

Rụng tóc trong mùa dịch vì các bệnh lí da đầu

Da đầu là môi trường để tóc sinh trưởng. Khi da dầu gặp vấn đề thì dĩ nhiên tóc cũng không thể phát triển tốt. Các bệnh lí như viêm nhiễm da đầu, nấm đầu, ngứa ngáy khó chịu khiến nang tóc dễ bị tổn thương. Nếu chúng ta gãi quá mạnh thì tình trạng rụng tóc trong mùa dịch sẽ còn nghiêm trọng hơn nữa.

Ngoài ra, rụng tóc cũng là một trong những di chứng sau mắc COVID-19. Điều này ảnh hưởng đến chất lược cuộc sống của người từng nhiễm bệnh.

Một khảo sát ở Mỹ cho thấy trong 6 tháng xảy ra dịch COVID-19, số người đến khám vì rụng tóc tăng gấp 3 so với 6 tháng trước khi dịch bệnh xảy ra. COVID-19 không chỉ khiến bản thân người mắc bị stress, dẫn đến rụng tóc mà ngay cả người nhà bệnh nhân cũng lo lắng, dẫn đến tóc rụng nhiều hơn.

Nguyên nhân rụng tóc sau khi đã điều trị khỏi COVID-19 là do stress, sốt cao, thuốc, dinh dưỡng…

>> Xem thêm: Làm thế nào để an toàn đi qua mùa… rụng tóc?

Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng

Giãn cách xã hội có thể trở thành cái cớ cho lối sống buông thả bản thân. Bạn ăn uống không đúng giờ, thậm chí bỏ bữa gây ảnh hưởng đến cơ thể.

Nghiên cứu khoa học chỉ ra 95% dưỡng chất nuôi tóc đến từ máu. Đặc biệt là sự góp mặt của vitamin H (Biotin) và vitamin B5 (Acid Pantothenic). Thiếu hụt vitamin, khoáng chất sẽ gây ảnh hưởng tới độ bóng khoẻ của tóc. Từ đó khiến tóc khô yếu và dễ gãy rụng.

Cách khắc phục tình trạng rụng tóc

Chẳng ai muốn phải đối mặt với tình trạng rụng tóc mùa dịch, vì thế hãy tự điều chỉnh những thói quen xấu của bản thân trước khi quá muộn. Lưu ý:

  • Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn đủ chất đạm, khoáng chất và vitamin.
  • Không nên quá lo lắng và căng thẳng. Giải toả tâm trí bằng các hoạt động lành mạnh như tập thể dục, thiền, yoga.
  • Chỉ nên gội đầu tối đa 3 lần/tuần. Da đầu dầu cần dùng sản phẩm gội xả riêng để giảm lượng dầu tiết ra.
  • Hạn chế hút thuốc là và uống rượu bia cũng như thức khuya.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua