Nâng mũi bằng filler: Sai 1 ly, đi vạn dặm

Nâng mũi bằng cách tiêm filler hay luồn chỉ là kỹ thuật làm đẹp không quá phức tạp, nhưng nếu không cẩn thận, có thể hoại tử, gây mù và tai biến

Nâng mũi bằng filler không chỉ mất thẩm mỹ…

Mới đây, bác sĩ Nguyễn Đức Khải của Thẩm mỹ viện Eva chia sẻ một ca hỏng mũi; cằm do tiêm filler và đan chỉ mà bác sĩ gọi là “hậu quả của các spa”. Đó là một nữ du học sinh người Việt tại Australia; từng sửa mũi bằng phương pháp sụn nhân tạo. Sau một thời gian, chóp mũi của cô mỏng dần lại thêm một lần bị ngã khiến mũi lồi sóng silicone. Cô gái trẻ về Việt Nam và tìm đến spa luồn chỉ với mong muốn cố định lại silicone. Bốn tháng sau cô gái tiếp tục luồn chỉ và tiêm filler.

Cách đây vài tháng; mũi cô gái bắt đầu hoại tử và đau nhức. Khi đến khám ở Thẩm mỹ viện Eva; bác sĩ Khải giật mình vì mũi cô bị viêm nhiễm; sưng tấy phù nề từ chóp mũi đến tận hốc mắt. Đó là chưa kể hai vết loét lớn ở tháp mũi và chóp mũi; da mũi có dấu hiệu hoại tử lan rộng.

nang mui bang filler hinh anh 1

Chiếc mũi hỏng của cô gái du học sinh vì làm đẹp không đúng cách.

Cằm cô gái trẻ cũng biến dạng hoại tử do bơm chất làm đầy không đúng tỷ lệ với lớp cấu trúc dưới da và mô. Để giải quyết hậu quả này, bác sĩ Khải phẫu thuật nạo sạch mô viêm nhiễm vùng mũi. Anh lấy ra 7 cọng chỉ gai xoắn kép. Đáng nói, đây là loại chỉ không tiêu; không được dùng cho vùng mũi. Bác sĩ cũng lấy được gần 3ml chất làm đầy và mô hoại tử từ vùng cằm của cô gái.

Theo bác sĩ Khải, dù đã xử lý được tình trạng viêm nhiễm phù nề; nhưng mũi cô gái vẫn có hai sẹo lớn; vùng chóp mũi biến dạng. Trước khi có thể sửa lại mũi; cô cần tới hai năm để phục hồi mạch máu và vùng da mũi, cằm. Hai năm sống với chiếc mũi biến dạng chắc chắn là nỗi mặc cảm khôn tả của cô gái trẻ.

Điều đáng sợ nữa là, dù sau đó bác sĩ có khéo sửa lại mũi đến đâu, thẩm mỹ vùng mũi cằm của cô gái cũng chỉ đạt tối đa 60%.

… Mà còn có thể…“toi mạng”

Những ca thẩm mỹ hỏng ở vùng mũi, cằm; hậu quả không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ “mặt tiền” của bạn. Đáng sợ hơn, nó còn có thể gây mù, thậm chí đột tử. Bác sĩ Nguyễn Đức Khải giải thích: “Ở vùng mũi – cằm, mạch máu rất đa dạng. Khi can thiệp mà không hiểu giải phẫu học chắc chắn sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Nhẹ thì viêm nhiễm và hoại tử da. Nặng có thể bị mù mắt do bên hông mũi là xương giấy của hốc mắt vốn mỏng như tờ giấy.

nang mui bang filler hinh anh 2

Chất làm đầy vào gây nhiễm trùng thì vi khuẩn có thể xâm lấn qua vùng xương giấy mỏng manh này, gây mù. Nguy hiểm hơn, nếu vi khuẩn theo các mạch máu chạy về tĩnh mạch xoang hang vùng não còn có thể gây đột tử”.

Theo bác sĩ Khải, những nhân viên spa nếu không phải là bác sĩ sẽ không hiểu về giải phẫu học. Họ thường là các kỹ thuật viên làm đẹp được học qua các trung tâm đan chỉ và bơm chất làm đầy hay học nghề tại các thẩm mỹ viện, spa… Những nơi này quảng cáo thu nhập của “nghề” có thể lên đến 30–50 triệu đồng/tháng khiến nhiều người lao vào cuộc.

nang mui bang filler hinh anh 2

Bác sĩ Nguyễn Đức Khải, Thẩm mỹ viện Eva.

Kết quả, họ gây ra những thảm họa thẩm mỹ; thậm chí là đẩy bản thân vào vòng lao lý; vì làm thiệt mạng người khác. May cho nữ sinh trên là đã can thiệp kịp thời, chưa bị mù mắt và lên não. Theo bác sĩ Khải, tiêm filler và luồn chỉ là các phương pháp làm đẹp an toàn; đã được cấp phép. Tuy nhiên, nó chỉ an toàn khi người can thiệp là bác sĩ chuyên khoa.

Để an toàn và đẹp, bạn nhất định phải chắc chắn người làm cho mình là bác sĩ uy tín. Đừng bao giờ cho các nhân viên làm đẹp can thiệp vào… mạng sống của mình, bạn nhé!

Bài: XOA NGUYỄN

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua