Đậu nành không chỉ là thức uống giải khát, ngăn ngừa bệnh tật mà còn là bảo bối cho vẻ đẹp tự nhiên
Việt Nam nằm trong danh sách top 10 quốc gia tiêu thụ sữa đậu nành nhiều nhất thế giới, đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng với mức tiêu thụ khoảng 500 triệu lít/năm. Những đối tượng sử dụng đậu nành rất đa dạng, từ trẻ em đến người già, nam giới và nhiều nhất là phụ nữ. Với phụ nữ, đây không chỉ là thức uống giải khát, ngăn ngừa bệnh tật mà còn là bảo bối cho vẻ đẹp tự nhiên, thu hút mọi ánh nhìn.
DINH DƯỠNG CHO VẺ ĐẸP TỰ NHIÊN
Thế nào là vẻ đẹp tự nhiên? Là không trang điểm, không “dao kéo”, chỉ ăn uống hoàn toàn tự nhiên? Cách hiểu này đúng nhưng chưa đủ. Một phụ nữ đẹp tự nhiên trước tiên phải là người khỏe khoắn, có sắc diện luôn tươi tắn, rạng rỡ, vóc dáng nhanh nhẹn, cân đối, sở hữu một nguồn năng lượng và sức sống mạnh mẽ toát ra từ bên trong.
Nền tảng của đẹp tự nhiên chính là một cơ thể khỏe mạnh, vốn là kết quả của hành trình dài lắng nghe cơ thể và duy trì chế độ ăn uống, tập luyện, chăm sóc đời sống tinh thần phù hợp và khoa học. Nếu nói về thực phẩm, đậu nành luôn được xếp đầu trong danh sách thực phẩm tốt cho vẻ đẹp tự nhiên của phụ nữ. Đậu nành chứa hơn 30 dưỡng chất quý giá, trong đó, nổi trội là đạm thực vật và dưỡng chất isoflavones.
DỒI DÀO DƯỠNG CHẤT ISOFLAVONES
♠ Ngăn ngừa nếp nhăn, giúp da mịn màng, tươi sáng:
Hoạt chất isoflavones là bảo bối để cải thiện cấu trúc da, làm giảm nếp nhăn, tăng đàn hồi, cho da săn chắc hơn nhờ tăng cường kết nối collagen, đồng thời cải thiện màu sắc và giữ ẩm cho da. Đó là lý do một số người có thói quen vừa uống sữa đậu nành để bổ sung isoflavones từ bên trong, vừa thoa trực tiếp lên da để dưỡng ẩm, ngăn lão hóa, kích thích hình thành các tế bào da mới, dưỡng cho làn da trẻ trung và rạng rỡ. Dinh dưỡng từ đậu nành cũng rất tốt cho móng, hỗ trợ giảm cân và cho mái tóc mềm mượt, óng ả.
♠ Ngăn ngừa ung thư vú:
Isoflavones được tìm thấy nhiều nhất trong đậu nành giúp ngăn ngừa hiệu quả căn bệnh ung thư vú ở phụ nữ.
Kiểm chứng lâm sàng ở hai quốc gia sử dụng nhiều đậu nành trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày là Nhật Bản và Hàn Quốc thấy rằng, tỷ lệ phụ nữ mắc căn bệnh này thấp hơn nhiều so với các nước khác. Tuy nhiên, hàm lượng dưỡng chất isoflavones rất dễ bị suy giảm trong quá trình sản xuất, chế biến các sản phẩm đậu nành nếu như không có phương pháp tối ưu. Thực tế cho thấy, tỷ lệ thất thoát isoflavones trong sản xuất sữa đậu nành lên đến 53%.
ĐẠM THỰC VẬT QUÝ GIÁ
Ngoài isoflavones, đạm thực vật trong đậu nành là nguồn dinh dưỡng quý báu. Đậu nành chứa 38% đạm, là thực phẩm duy nhất có chứa hàm lượng đạm tương đương với thịt. Ở một số nước, đậu nành được sử dụng như một lựa chọn thay thế thịt động vật để loại bỏ chất béo từ thịt, tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa căn bệnh ung thư đang gia tăng.
Đạm đậu nành cũng giúp giảm cholesterol xấu, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, béo phì. Bên cạnh đó, protein thực vật này còn tăng khả năng miễn dịch, giảm mệt mỏi, kích thích vỏ não, cho bạn nguồn năng lượng dồi dào, giúp nâng cao hiệu quả học tập, làm việc và giảm căng thẳng.
Mục Làm đẹp − Tiếp Thị Gia Đình