Nụ cười là một trong những điểm đầu tiên mà mọi người chú ý về bạn. Tuy nhiên, việc sở hữu một hàm răng chắc khỏe không hề dễ dàng. Theo đó, ai trong chúng ta cũng cần có thói quen giữ gìn răng miệng tốt và có sự can thiệp của nha khoa kịp thời. Dưới đây là 6 điều đơn giản mà bạn có thể làm được để cải thiện sức khỏe răng miệng!
Chải răng 3 phút/lần
Đánh răng là một thói quen cơ bản nhưng không phải ai cũng tuân thủ đúng. Theo các nha sĩ khuyến cáo, chúng ta nên chải răng 3 phút/lần. Nghe có vẻ lâu nhưng đây lại là khoảng thời gian cần thiết để bạn giữ cho hàm răng của mình luôn sạch sẽ. Đừng quên chải nhẹ tay để không gây mòn răng hay làm tổn thương nướu răng.
Chỉ nha khoa 2 lần/ngày
Mỗi khi bạn nhai, lượng thức ăn thừa sẽ bám vào các kẽ hở của răng rồi nương náu và sản sinh vi khuẩn. Vì thế, bạn cần kiên trì dùng chỉ nha khoa. Cách làm này sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng sâu răng và bệnh nha chu. Khi gặp vấn đề chảy máu chân răng, hãy tiếp tục dùng và theo dõi trong khoảng 2 tuần. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, bạn hãy chuyển qua phương án dùng máy tăm nước.
Gặp nha sĩ 2 lần/năm
Vệ sinh răng miệng định kỳ 6 tháng một lần. Cách làm này sẽ giúp tăng cường sức khỏe răng miệng và nụ cười đẹp. Ngoài việc loại bỏ vết ố và cao răng, các nha sĩ có thể giúp bạn phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng để điều trị kịp thời.
Hạn chế đồ uống có màu
Trà, cà phê, rượu vang luôn là những thức uống kích thích cơn ham muốn bên trong chúng ta. Để vừa thỏa mãn cơn thèm và không gây hại đến răng, bạn hãy tập thói quen uống bằng ống hút. Đồng thời, súc miệng thường xuyên bằng nước sau mỗi lần uống để chất lỏng sẫm màu không bám trên răng trong thời gian dài.
Giảm ăn đồ ngọt
Không chỉ gây một số trục trặc về sức khỏe, tiêu thụ nhiều đường còn góp phần tạo điều kiện hình thành mảng bám, dẫn đến sâu răng hoặc các bệnh về nướu. Do đó, hãy hạn chế ăn kẹo và các thức uống quá ngọt. Mỗi khi ăn đồ ngọt xong, bạn hãy súc miệng hoặc đánh răng ngay lập tức.
Tập thói quen vệ sinh lưỡi
Lưỡi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên vấn đề hôi miệng. Theo các nha sĩ, nếu bạn vệ sinh lưỡi không kỹ, vi khuẩn sẽ dần tích tụ và tạo nên lớp cặn màu trắng ngà trên lưỡi và lâu dần sẽ gây hôi miệng.
Bạn có thể loại bỏ lớp phủ màu trắng khỏi lưỡi bằng cách nhẹ nhàng chải bằng bàn chải đánh răng mềm hoặc sử dụng dụng cụ cạo lưỡi. Uống nhiều nước cũng có thể giúp loại bỏ vi khuẩn và mảnh vụn ra khỏi bề mặt lưỡi.
Tiếp Thị Gia Đình