Tiêm chất làm đầy (filler) là một trong những thủ thuật thẩm mỹ được ưa chuộng nhất hiện nay. Chất làm đầy có cấu tạo từ axit hyaluronic. Đây là một chất được tìm thấy bên trong cơ thể người. Chúng có nồng độ cao trong mô khớp và dịch khớp với vai trò bôi trơn, giảm xóc, bảo vệ khớp. Ngày nay, người ta thường dùng axit hyaluronic để thay thế cho các loại tiêm collagen. Với các chất làm đầy hiện đại, chúng sẽ tự tan sau 18 đến 24 tháng; đồng thời, không làm gương mặt xơ cứng và giảm đi các biến chứng. Nếu bạn không hài lòng thì chất làm đầy cũng sẽ tự tiêu biến đi.
Mục đích của việc tiêm chất làm đầy là để tăng thể tích của một bộ phận nào đó trong thời gian ngắn. Chất làm đầy thường được dùng để nâng mũi, làm đầy môi, độn cằm, tiêm môi hình trái tim. Nó cũng được ứng dụng để xóa nếp nhăn hay thậm chí là xu hướng tạo hình tai Phật…Các bác sĩ sẽ thực hiện bằng cách dùng loại kim chuyên biệt tiêm vào da một lượng rất nhỏ. Chất làm đầy này sẽ tạo thành một khối mô nhầy nằm dưới những nếp nhăn, giúp da căng hơn.
Sau khi tiêm chất làm đầy nên kiêng cử gì?
Nhiều người thường nhầm tưởng phương pháp này không phải can thiệp phẫu thuật nên thường lơ là ăn uống. Tuy nhiên, suy nghĩ này hoàn toàn là sai lầm và gây ảnh hưởng nặng nề. Để tránh tiền mất tật mang, bạn nên tìm hiểu trước món gì nên tránh để trang bị trước cho bản thân nhé!
Sau khi tiêm, bạn nên hạn chế ăn các đồ cay, nóng. Ngoài ra, bạn cũng nên kiêng các chất kích thích như: bia, rượu, thuốc lá, cà phê… trong vòng 2 tuần sau khi tiêm chất làm đầy. Bởi chất kích thích trong rượu khiến cơ thể giảm sức đề kháng và có thể phản tác dụng với các loại thuốc khiến cho bạn sưng phù gương mặt. Ngoài ra, việc ăn các chất như rau muống, hải sản, thịt gà, thịt bò,… có thể khiến vùng điểu trị khó lành lặn hơn. Đặc biệt nếu bạn tiêm vùng cằm hoặc má thì không nên ăn các loại thức ăn khô cứng. Thay vào đó, bạn nên chọn thức ăn mềm, dễ nhai.
Tránh tác động mạnh lên vùng điều trị
Mặc dù tiêm chất làm đầy không gây tác động đến da nhưng bạn cần tuân thủ theo những quy tắc nhất định. Không chạm tay vào vùng tiêm trong vòng 3 tiếng. Không được sờ nắn, massage hay chà xát. Ngoài ra, không nên xông hơi trong khoảng 1 tuần sau khi tiêm và tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao, ánh nắng mặt trời hay bức xạ nhiệt. Nếu tiêm chất làm đầy ở vùng mặt, mũi thì không nên đeo khẩu trang quá chật hoặc kính. Bởi việc làm này sẽ khiến hình dáng vùng điều trị bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, những chị em bị cận cũng không nên đeo kính ít nhất 2 tuần sau khi tiêm.
Chế độ chăm sóc cơ thể sau khi tiêm chất làm đầy
Theo các bác sĩ, bạn nên uống nhiều nước sẽ giúp cho vùng tiêm mau lành. Đồng thời, bạn cần bô sung chế độ ăn giàu trái cây, rau củ quả để giúp cho da đẹp hơn và nhanh chóng hồi phục. Hãy nhớ vệ sinh vùng tiêm chất làm đầy một cách nhẹ nhàng; có thể dùng nước muối sinh lý. Nếu nhận thấy có dấu hiệu sưng hay đau nhức ở vùng tiêm thì bạn nên đến trung tâm điều trị để kiểm tra lại. Một điều nữa mà chị em cần lưu ý, chất làm đầy chỉ có tác dụng trong một khoảng thời gian ngắn. Thông thường là 6 tháng đến 2 năm tùy theo cơ địa. Do đó khi vùng da đã tiêm có dấu hiệu trở lại như bình thường thì chúng ta có thể tiến hành tiêm lại để duy trì vẻ đẹp.
Quan trọng nhất, bạn nên tìm đến những cơ sở làm đẹp uy tín và an toàn để tránh những rủi ro không đáng có. Bên cạnh đó, bạn cũng nên để những bác sĩ có tay nghề cao, có kinh nghiệm thực hiện để có thể đạt được kết quả như mong đợi và hướng dẫn bạn chăm sóc sau phẫu thuật hay theo dõi tình trạng sau thực hiện.
Tiếp Thị Gia Đình