Những điều các phụ huynh nên biết về vấn nạn tự tử ở thanh thiếu niên

Tự tử đã trở thành một nan đề, đặc biệt là ở tuổi thanh thiếu niên. Chính vì thế, việc hiểu rõ nguyên nhân và cách ngăn chặn nó rất quan trọng

vấn nạn tự tử ở thanh thiếu niên

Theo thống kê từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC) vào tháng 10/2019, tỉ lệ tự tử ở thanh thiếu niên và người trưởng thành đã tăng lên tới 56% từ năm 2007 đến năm 2017. Nhưng điều đáng buồn hơn là, thanh thiếu niên ở độ tuổi 15 đến 19 có tỉ lệ tự tử tăng cao nhất – 76%. Chính vì thế, phụ huynh cần hiểu rõ hơn về vấn nạn tự tử để bảo vệ con em mình.

Hỏi han về vấn nạn tự tử không hề làm tăng tỉ lệ tự tử

Mọi người thường né tránh nhắc đến vấn nạn tự tử vì lo sợ rằng khi bàn luận nhiều thì sẽ khơi lên ý nghĩ tự tử. Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý đã phủ nhận điều này. Họ còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trao đổi cởi mở về vấn đề này.

những điều về vấn nạn tự tử mà phụ huynh cần biết

Tuỳ vào trường hợp của mỗi người mà mức độ nghiêm trọng sẽ khác nhau. Nhưng việc hiểu rõ nó vẫn tốt hơn nhiều so với việc im lặng.

Các chuyên gia không biết chính xác lý do tỉ lệ tự tử ở thanh thiếu niên tăng nhanh

Rõ ràng là giới trẻ ngày nay được trải nghiệm nhiều thứ rất khác so với các thế hệ trước. Đặc biệt là mạng xã hội – thứ được cho là gây ảnh hưởng xấu rất nhiều đến sức khoẻ tinh thần của giới trẻ. Ngoài ra, áp lực học tập cũng ảnh hưởng rất nhiều và thường bị xem nhẹ. Chuẩn mực của xã hội và học phí ngày càng cao, vì thế cạnh tranh trong môi trường giáo dục cũng ngày càng nhiều.

vấn nạn tự tử mạng xã hội

Các chuyên gia còn nhắc đến vấn đề về sự thay đổi trong văn hoá. Và việc thanh thiếu niên ngày nay ngày càng khép mình lại so với những người cùng tuổi ở thế hệ trước. Do đó, thật khó để xác định đâu mới là nguyên nhân chính dẫn đến vấn nạn tự tử. Hiện tại cũng chưa có nghiên cứu nào để tìm ra nguyên nhân cốt lõi.

Một vài dấu hiệu cảnh báo vấn nạn tự tử

dấu hiệu cảnh báo vấn nạn tự tử
  • Thể hiện sự tuyệt vọng về tương lai
  • Có những hành động bốc đồng, hung hăng, không kiềm chế được bản thân
  • Tránh né người thân, bạn bè và tách mình khỏi những người xung quanh
  • Ngủ và ăn nhiều/ít hơn một cách bất thường
  • Mâu thuẫn trong gia đình hoặc bạo lực gia đình
  • Thường xuyên viết hoặc nói về tự tử
  • Mất mát ai đó, biến cố tình cảm, áp lực học tập, công việc hoặc trải qua những biến cố lớn khác có thể dẫn đến ý nghĩ tự tử
  • Đã từng tự tử nhưng không thành công

Nhưng có nhiều người chỉ che giấu bên trong

dấu hiệu cảnh báo vấn nạn tự tử ở thanh thiếu niên

Tuy nhiên, không phải ai cũng thể hiện những dấu hiệu ở trên ra bên ngoài. Rất nhiều người đang phải vật lộn với trầm cảm và chịu đựng trong im lặng. Theo CDC, những người trong cộng đồng LGBTQ cũng có nguy cơ tự tử cao hơn những người khác.

Nạn bắt nạn cũng là nguyên nhân dẫn đến tự tử. Các chuyên gia cho rằng nạn bắt nạn có thể dẫn đến hành vi tự tử từ cả hai phía. Ngay cả những người chuyên đi bắt nạt người khác cũng có nguy cơ tự tử rất cao.

Hãy nói chuyện cởi mở với con cái nhiều hơn

vấn nạn tự tử ở thanh thiếu niên những điều phụ huynh cần biết

Các chuyên gia nhận thấy tự tử có liên quan đến những bất đồng giữa thanh thiếu niên và phụ huynh, tình trạng bất ổn trong sinh hoạt gia đình. Sự bất đồng này thường xuất phát từ việc giao tiếp kém giữa phụ huynh và con cái. Thói quen giao tiếp, cách giao tiếp trong gia đình là yếu tố rất quan trọng trong việc ngăn chặn thanh thiếu niên có ý nghĩ tự tử. Khi thanh thiếu niên tự tử, chính là lúc các em đang kêu cứu. Chính vì thế, các phụ huynh hãy quan tâm, lắng nghe và nói chuyện cởi mở, thẳng thắn với con cái nhiều hơn.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua