Ứng xử với sếp: Làm sao để nói “không”? (Phần 2)

Hãy cùng xem qua những cách ứng xử với sếp một cách khôn khéo sẽ giúp bạn dễ dàng nói “không” khi nhận được những yêu cầu bất hợp lý của người lãnh đạo

6. Đặt mình ở vị trí sếp

ung xu voi sep hinh anh 4

Đừng sợ sếp, hãy đứng trên cương vị của họ để nhận đinh mọi công việc được giao và tìm ra cách ứng xử với sếp cho thật phù hợp

Đồng cảm có thể là một công cụ rất hữu ích cho bạn khi cố gắng thuyết phục ai đó. Đứng trên cương vị của một người sếp, bạn sẽ nhìn mọi việc rất khác và đôi khi nó sẽ giúp bạn thay đổi suy nghĩ.

Bạn nên tự đặt cho mình những câu hỏi sau:

♦ Tại sao sếp lại yêu cầu mình làm việc này?

♦ Nó có đang phục vụ mục đích kinh doanh gì?

♦ Nếu bạn từ chối mệnh lệnh của sếp, thì liệu sẽ xảy ra chuyện gì?

Bằng cách xem xét tình hình từ quan điểm của sếp cũng như chính bạn, sẽ giúp bản thân tìm ra một giải pháp tốt hơn và mà dễ chịu cho cả hai bên để ứng xử với sếp tốt hơn.

7. Sử dụng một giải pháp thay thế

Nếu đến lúc này bạn vẫn đang nghiêng về hướng là “không”, thì tốt nhất nên đi tìm một cách khác để giải quyết vấn đề. Sếp sẽ đánh giá rất cao việc bạn đang đặt rất nhiều quan tâm và nỗ lực trong việc tìm ra các biện pháp cho vấn đề đang gặp phải.

Ví dụ, bạn có thể yêu cầu dời lại nhiệm vụ được giao cho đến khi những công việc ưu tiên khác được hoàn thành. Hoặc có thể gợi ý cho sếp những đồng nghiệp khác có thể thay bạn thực hiện công việc. Chắc chắn sẽ có nhiều đồng nghiệp sẵn sàng thay bạn nhận việc. Vì thông qua các dự án mới sẽ giúp họ phát triển sự nghiệp. Đây là một cách rất tuyệt vời để bạn khẳng định được việc mình luôn chú ý quan sát đến các đồng nghiệp.

8. Hỏi sếp để có thể giúp bạn dành quyền ưu tiên trước

ung xu voi sep hinh anh 5

Chia sẻ công việc với đồng nghiệp sẽ giúp bạn bớt được gánh nặng hơn.

Nếu bạn không có đủ thời gian để hoàn thành nhiệm vụ thì hãy yêu cầu giúp đỡ. Điều này sẽ giúp sếp hiểu hơn về những gì mà bạn đang có trong tay và những gì bạn sẽ mất đi nếu như tham gia vào một công việc, dự án mới.

Bạn có thể ứng xử với sếp theo cách sau “Đối với việc này, tôi muốn đảm bảo rằng tôi sẽ không phạm sai lầm trong những lúc quan trọng nhất. Anh có thể sắp xếp giúp tôi các dự án hiện tại và tìm ra cách phù hợp nhất để mọi thứ được ổn thỏa không?”

Sau đó, bạn có thể tổ chức ra một cuộc họp và chia sẻ những gì mà bạn đang làm việc, trong thời gian bao lâu, những gì bạn phải ngừng lại nếu như bạn tham gia vào dự án mới. Bạn nên chuẩn bị một cuốn sổ ghi chép rành mạch, khoa học để có thể gửi đến sếp bạn. Điều này góp phần làm cho người lãnh đạo có thể nhận ra rằng bạn đã đặt rất nhiều thời gian và công sức nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất.

Nếu mọi chuyện diễn ra tốt theo dự định, bạn sẽ kết thúc cuộc họp với sự cho phép của sếp để thực hiện những viêc ưu tiên nhất của bạn.

9. Lựa chọn từ ngữ để nói với sếp một cách cẩn thận

Trong suốt cuộc thảo luận, những ý kiến của bạn sẽ giúp thể hiện rõ ràng về mối quan tâm của mình đến lợi ích công ty. Bạn nên lựa chọn từ ngữ một cách cẩn thận và phù hợp trong cuộc họp.

Ông Diane Amundson – một nhà tư vấn truyền thông cho biết “Hầu hết các sếp đều nói rằng họ đang sẵn sàng để nghe những lý do để có thể tìm ra được vấn đề đang gặp phải là gì. Chính vì vậy, bạn nên tìm ra những từ ngữ phù hợp để diễn giải vẫn đề một cách rõ ràng, mạch lạc”.

Dưới đây là một số mẹo để giúp bạn có nhận được ý kiến tích cực một cách hiệu quả

♦ Thừa nhận ý kiến của mình: Sếp của bạn sẽ sẵn sàng, cởi mở hơn để lắng nghe một giải pháp thay thế hoặc có thể nghe lời từ chối của bạn nếu bạn có những lời giải pháp phù hợp cho sếp mình.

♦ Thật khôn khéo khi nói chuyện trực tiếp: Không phải chỉ áp dụng khi nói chuyện với sếp mà đây chính là một kỹ năng kinh doanh, đem lại lợi ích cho bạn ở mọi giai đoạn trong sự nghiệp.

♦ Tránh bào chữa bằng thái độ tiêu cực: “Nó không phải là việc của tôi”; “Tôi đã từng làm việc này rồi”; “Tôi không biết phải bắt đầu làm việc này như thế nào.”. Những câu nói này bạn không nên sử dụng.

♦ Sử dụng câu nói tích cực, giảm nhẹ mức độ: Thay vì nói rằng: “Tôi không thể làm dự án này bởi vì còn quá nhiều công việc khác.”. Bạn nên thử nói một cách khác như thế này chẳng hạn: “Tôi biết dự án này là rất quan trọng để tăng doanh thu tháng này. Nhân tiện đây thì tôi có một vài ý tưởng về việc sắp xếp lại khối lượng công việc sao cho khoa học hơn”.

♦ Chỉ ra rằng bạn đang xoay xở: Với việc nghiên cứu của bạn và trình bày lên những ý tưởng khác để công việc được giải quyết tốt nhất.

♦ Không phòng thủ: Bạn phải cho thấy rằng bạn đang ở vị trí trung lập. Ví dụ, bạn có thể nói: “Tôi hiểu quan điểm của anh và đây là một cách để chúng ta suy nghĩ về tình hình hiện nay.”

♦ Thể hiện rằng bạn đang hết sức quan tâm đến mục tiêu của tổ chức. Bạn và sếp có thể chia sẻ cùng nhau để hướng tới mục đích cao hơn nhằm đạt mục tiêu của nhóm và của cả công ty.

 

Tổng hợp: blog.hubspot.com
Bài: Mai Phương
Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua