Sếp chính là người nắm trong tay tất cả thời gian làm việc của bạn. Khi có một dự án mới, họ sẽ bắt đầu phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên. Việc bạn luôn gật đầu đồng ý mỗi khi sếp giao thêm quá nhiều việc thì chắc chắn rằng mọi việc sẽ không hoàn thành đến nơi đến chốn. Và hậu quả của điều đó là bạn sẽ bị xem về khả năng của mình. Điều đó hoàn toàn không công bằng với bạn. Vậy làm sao để ứng xử với sếp một cách hợp lý nhất.
Bạn có thể kiên quyết nói “không” với sếp nếu như cảm thấy rằng điều đó không hợp lý. Xét trong nhiều trường hợp thì lời phản bác của bạn là một điều cần thiết khi nhận những lời đe dọa và bị giao quá nhiều việc. Đây có thể là một chìa khóa quan trọng để sếp bạn suy nghĩ lại và tìm ra cách phân chia công việc hợp lý hơn. Tuy nhiên để từ chối công việc bạn cần phải ứng xử với sếp một cách đầy lịch thiệp, khôn khéo.
Thời điểm tốt nhất để nói “không” với sếp?
Có nhiều tình huống bạn sẽ thu được kết quả như mong đợi khi nói “không” với sếp, nhưng trong nhiều tình huống khác thì nó lại phản tác dụng đấy!
Nếu như trong 6 tháng đầu tiên của công việc, bạn luôn trả lời “vâng, thưa sếp” để thể hiện mình là một nhân viên cần cù, năng động thì bây giờ việc làm đó nên bắt đầu thay đổi. Bạn nên chọn lọc những công việc hợp lý và đưa ra những lời đề nghị mới để kết quả được tốt hơn.
Tuy nhiên, bạn hãy suy nghĩ một cách cẩn trọng về những điều nên nói. Bạn không phải là một người đứng ở phía phản đối các yêu cầu của sếp mà là người đưa ra những yêu cầu phù hợp. Điều này, đôi khi sẽ giúp bạn trở thành một người đồng nghiệp có giá trị rất cao với sếp của mình.
Những lời khuyên về cách ứng xử với sếp giúp bạn có thể nói “không” với ông chủ mà vẫn được chấp nhận:
1. Trả lời ngay lập tức
Khi nhận được yêu cầu từ sếp qua email hoặc qua một cuộc trò chuyện ảo. Bạn nên xác nhận rõ những yêu cầu vì đôi khi sự phân công việc làm sẽ không rõ ràng. Bạn nên chủ động hỏi mọi thứ bằng cách trao đổi trực tiếp với sếp hoặc trả lời email 1 cách sớm nhất.
Việc giao tiếp nhiều với sếp sẽ giúp bạn được đáng tin cậy và chuyên nghiệp hơn mỗi xuất hiện. Điều này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong các cuộc đàm phán, thương lượng sau này. Nếu bạn muốn nhận được một lời khuyên từ bài viết này, thì đơn giản nó chỉ là những cách ứng xử với sếp khôn khéo giúp việc nói “không” với người lãnh đạo của mình dễ dàng hơn. Đôi khi lời từ chối không chỉ thực sự gói gọn trong từ “không” mà có thể là một câu kiểu như “không, xin lỗi, tôi không có thời gian ngay bây giờ”. Nghe có vẻ rất tự nhiên và không có lý do gì để sếp phải khó chịu.
Bạn cũng có thể nói cho sếp biết rằng mình đang gặp chút vấn đề trong việc sắp xếp mức độ ưu tiên cho công việc và phải chạy cật lực để hoàn thành tiến độ. Để không làm sứt mẻ mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới thì bạn phải hết sức cẩn thận trong lời từ chối. Việc có những phản ứng tức thời, hợp lý ngay trong đầu của mình sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều cho những lần nói “không” sau này.
2. Xác nhận yêu cầu của sếp
Theo chuyên gia phát triển lãnh đạo Kirstin Lynde gợi ý thì bạn nên trả lời câu khẳng định với sếp thay vì nói “không”. Đây là một trong những cách khôn khéo để ứng xử với sếp. Kirstin Lynde chia sẻ: “Khi nhận được yêu cầu của cấp trên, bạn có thể nói rằng ‘tôi đã hiểu lý do tại sao việc này rất quan trọng và cần được thực hiện ngay’. Điều này sẽ trực tiếp xác nhận ý kiến của bạn và chỉ ra cho sếp thấy một điều rằng, bạn đang lắng nghe họ nói nhưng không có nghĩa bắt buộc bạn phải thực hiện yêu cầu này.
3. Đặt ra câu hỏi
Khi đã khẳng định với những yêu cần của sếp thì Lynde cho rằng bạn đang nhận được sự tò mò của mọi người. Việc “Đặt câu hỏi và nói” sẽ rất tốt nếu như cả hai làm rõ thêm những gì mà họ đang suy nghĩ trong đầu – Đó là vấn đề về thời gian, công sức mà sếp muốn bạn phải bỏ ra để thực hiện điều này. Mỗi người đều có nhiều cách hoàn toàn toàn khác để nói với sếp và không bao lâu nó sẽ trở thành một kỹ năng rất cần thiết.
4. Yêu cầu thêm một chút thời gian nếu như bạn thật sự cần
Nếu như bạn thật sự muốn, thì hãy yêu cầu thêm chút thời gian cho mình để đánh giá, suy nghĩ về các đề nghị mà sếp đưa ra. Bạn nên đưa ra những câu nói như “Có thể cho tôi có một nửa ngày để suy nghĩ và xem xét những vấn đề này được không?”.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên đưa ra lời đề nghị trong trường hợp thật sự khẩn cấp. Vì khi đó một người sếp tốt chắc chắn sẽ đồng ý với yêu cầu bạn.
5. Lập ra một danh sách lý do tại sao mà bạn cần và phải nói “không” với sếp
Bạn nên xác định rõ các yêu cầu và đánh giá mọi thứ, xem xét mọi vấn đề và nêu được lý do tại sao bạn cần phải từ chối mệnh lệnh, yêu cầu của sếp.
Đó có thể do bạn đang gặp vấn đề về mặt thời gian với một dự án quan trọng? Hoặc bạn đang không đồng ý với chiến lược được đề ra? Hay vì bạn đang chuẩn bị cho một kỳ nghỉ lớn và thậm chí chỉ đơn giản là do bạn chưa sẵn sàng cho bất cứ điều gì mới. Hãy động não và viết ra những câu trả lời thích đáng. Nó sẽ mang lại lơi ích cho bạn khi bắt đầu trao đổi với sếp về vấn đề này.
Tổng hợp: blog.hubspot.com
Bài: Mai Phương
Tiếp Thị Gia Đình