Băng tuyết Nam Cực hóa màu xanh lá nhờ tảo
Mỗi khi nhắc đến Nam Cực, bất kì ai cũng sẽ liên tưởng đến vùng đất trắng xóa. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc Đại học Cambridge; cùng Viện Khảo sát Nam cực tại Anh sẽ khiến bạn bất ngờ. Theo đó, băng tuyết ở Nam Cực giờ đây đã có thêm mảng màu xanh lá đến từ tảo xanh.
Được biết, hiện tượng “tuyết xanh” ở Nam Cực tương đương với lượng cacbon phát ra từ 875.000 chiếc xe hơi chạy bằng xăng ở Anh. Con số này là rất lớn nhưng ở thời điểm hiện tại, nó không hấp thụ cacbon từ khí quyển. Đồng thời, nó cũng không gây ra bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào về lượng CO2 được đưa vào khí quyển; nhà khoa học Matt Davey đến từ Khoa Khoa học Thực Vật của Đại học Cambridge chia sẻ.
Lý giải về hiện tượng “tuyết xanh”
Theo các nhà nghiên cứu, nhiệt độ ấm lên do biến đổi khí hậu đã giúp các mảng “tuyết xanh” nở rộ. Cụ thể, họ đã xác định được 1.679 đám tảo xanh đang xuất hiện. Chúng bao trùm tổng diện tích 1,9km2 băng tuyết. Kết quả này có được là nhờ vào các dữ liệu được thu thập từ vệ tinh Sentinel 2 của Cơ quan Vũ trụ châu Âu trong vòng 2 năm qua. Kèm theo đó là các quan sát trên mặt đất. Từ nhiều năm trước, sự hiện diện của tảo tại Nam Cực đã từng được ghi nhận. Tuy nhiên, nó vẫn chưa có kết quả rõ ràng.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu cho biết, họ sẽ lên kế hoạch cho các nghiên cứu tương tự về tảo đỏ và tảo cam trong thời gian tới.
Tiếp Thị Gia Đình
Theo CBC