Túi nilon tự hủy bằng bột sắn: lựa chọn thân thiện với môi trường

Sau khi phân hủy, sản phẩm cuối cùng của túi tự phân hủy sinh học tinh bột sắn là CO2, nước, sinh khối (biomass), không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và hệ sinh thái

Giữa năm 2018, các nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm trọng điểm Polymer và Composite; trường Đại học Bách khoa Hà Nội công bố đã bước đầu làm chủ công nghệ chế tạo túi nilon tự hủy bằng bột sắn ở quy mô phòng thí nghiệm. Điều quan trọng hơn, ngoài khả năng tự phân hủy hoàn toàn; sản phẩm còn có tính chất tương đương so với túi nilon thông thường.

Sản phẩm túi nilon tự hủy bằng bột sắn có tỷ lệ bột sắn chiếm 35- 40%; phần còn lại là nhựa phân hủy sinh học.
Túi nilon tự hủy bằng bột sắn

Tiến sĩ Nguyễn Châu Giang cho biết: “Túi nilon tự hủy được làm từ hai thành phần chính là nhựa polyester có khả năng phân hủy và tinh bột sắn. Đây là hai vật liệu hoàn toàn không tương hợp với nhau giống như dầu với nước. Để sản xuất được túi nilon thì phải nghiên cứu làm sao biến tính được tinh bột; cũng như thêm vào các chất trợ tương hợp, phụ gia… để hai loại vật liệu này có thể tương hợp tốt với nhau; tạo thành hạt nhựa tự phân hủy. Sau đó đưa vào thổi là cho ra sản phẩm túi nilon. Hạt nhựa polyester có khả năng phân hủy hiện phải nhập từ nước ngoài; còn tinh bột sắn thì có giá thành rẻ, dễ kiếm, nguồn nguyên liệu trong nước dồi dào”.

Hiện ở một số siêu thị, chợ, sản phẩm túi nilon tự hủy cũng được sử dụng khá nhiều. Tiến sĩ Vũ Minh Đức cho biết; bản chất của các túi tự hủy này khác hoàn toàn với túi nilon tự hủy bằng bột sắn. Vì các túi tự hủy này vẫn sử dụng nhựa PE không thể phân hủy được.

Lý do là trong quá trình thổi túi; người ta cho thêm phụ gia vào nhựa PE khiến chúng có thể phân rã nhanh hơn. Nghĩa là ở ngoài môi trường, các túi nilon này sẽ bị mủn ra, phân rã nhanh hơn; nhưng thành phần nhựa vẫn không biến mất mà tích tụ trong môi trường dưới dạng vi hạt nhựa (microplastic) có kích thước rất nhỏ. Còn túi tự phân hủy sinh học tinh bột sắn thì ngược lại, sau khi phân hủy, sản phẩm cuối cùng là CO2, nước, sinh khối (biomass), không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và hệ sinh thái.

Ưu điểm nổi trội của túi nilon tự hủy bằng bột sắn là sau khi phân hủy ra đất; chúng ta có thể trồng cây tại chính khu vực này. Chất sau phân hủy tốt cho cây trồng, không gây ảnh hưởng gì đến môi trường. Về các chỉ tiêu như độ bền, độ dai của túi nilon tinh bột sắn gần tương đương với túi nilon từ nhựa PE.

Kể từ lúc nghiên cứu chế tạo thử nghiệm thành công túi nilon tự hủy bằng bột sắn; đến nay các nhà khoa học trong phòng thí nghiệm vẫn còn trăn trở làm thế nào để tìm ra công thức tối ưu nhất; cho ra sản phẩm tốt nhất, có thể triển khai ở quy mô công nghiệp.

Trong khi túi nilon bình thường có giá chỉ khoảng 30.000 – 40.000đ/kg, thì túi nilon tự hủy bằng bột sắn cao hơn nhiều, có khi gấp đôi. Vấn đề tối ưu hóa kinh phí luôn là điều khiến các doanh nghiệp phân vân nhiều nhất. Hy vọng Việt Nam sẽ sớm có sản phẩm hoàn toàn thân thiện với môi trường trong thời gian sớm nhất.

Ý tưởng dùng các loại tinh bột để chế tạo túi, thay thế cho các loại túi nilon thông thường; không phải đến giờ mới có. Nhưng nó sẽ giúp giải quyết vấn nạn về túi nilon khó phân hủy trên toàn cầu. Mặc dù giá thành của loại túi này cũng đắt hơn so với túi nilon thông thường; nhưng so với các loại vật liệu khác như vải, làn nhựa,… thì lại hợp lý hơn rất nhiều lần. Vì vậy, việc phát triển nó cũng là một mục tiêu đang được đặt ra ở nhiều quốc gia.

Asthwash Hedge

Một doanh nhân trẻ ở Ấn Độ có tên Asthwash Hedge đã sử dụng nguyên liệu 100% khoai tây và tinh bột sắn để làm túi hữu cơ; và đã được đưa vào sản xuất phổ biến, tiêu thụ ở nhiều thành phố của nước này.

Túi có thành phần là bột khoai mì, dầu thực vật và nhựa hữu cơ

Tại Indonesia, Kevin và người bạn học làm trong lĩnh vực nghiên cứu nhựa sinh học của mình; đã cùng làm ra một loại túi có thành phần là bột khoai mì, dầu thực vật và nhựa hữu cơ. Chiếc túi được làm ra có khả năng tự phân huỷ trong thời gian vài tháng trên cả đất liền lẫn trên biển; hoặc phân hủy ngay lập tức trong nước nóng.

Nguyễn Cẩm Bình Minh và Nguyễn Cẩm Kiều Khanh trong phòng thí nghiệm

Tại Việt Nam cũng đã có những ý tưởng liên quan. Đơn cử, hai bạn trẻ người Huế là Nguyễn Cẩm Kiều Thanh và Nguyễn Cẩm Bình Minh; đã dùng nano bạc, tinh bột sắn và bổ sung PVA (hóa chất công nghiệp); glycerol – một tác nhân loại nước qua thẩm thấu; có đặc tính hút ẩm và làm trơn để tạo ra một loại màng để làm túi. Loại túi này có ưu điểm độ bền, kháng khuẩn; mà còn có khả năng phân hủy bằng phương pháp chôn ủ trong môi trường đất bằng cách theo dõi độ giảm khối lượng túi. Thời gian phân hủy của túi trong môi trường đất giảm theo từng ngày; và không ảnh hưởng đến môi trường.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua