Từ 2/10, ngành đường sắt Ấn Độ cấm các hoạt động bán hàng vật liệu nhựa sử dụng một lần

Lệnh cấm đối với 6 mặt hàng trên sẽ cắt giảm 5% đến 10% mức tiêu thụ; khoảng 14 triệu tấn nhựa hàng năm của Ấn Độ.

Đường sắt quốc gia Ấn Độ là một trong những mạng lưới đường sắt lớn nhất thế giới. Ngày 21/8, Bộ Đường sắt Ấn Độ thông báo đã hướng dẫn cho các đơn vị; thực hiện lệnh cấm các vật liệu nhựa sử dụng một lần từ ngày 2/10 tới. 6 mặt hàng gồm túi nhựa, cốc, đĩa, chai nhỏ, ống hút và một số dạng bao bì nhựa. Tất cả các hoạt động bán hàng trên tàu nên tránh sử dụng các loại túi nhựa; và nhân viên đường sắt cũng cần giảm thiểu sử dụng, tái sử dụng đồng thời từ chối các sản phẩm nhựa.

Văn bản nội bộ cũng đề cập tới việc sử dụng các loại túi tái sử dụng có chi phí hợp lý; để giảm thiểu các loại rác thải nhựa. Tập đoàn Hậu cần và du lịch đường sắt Ấn Độ cũng sẽ bắt đầu trả lại các loại nước uống đóng chai nhựa cho nhà cung cấp; để tăng phần chia sẻ trách nhiệm của các nhà sản xuất. Văn bản này cũng nêu rõ việc triển khai các loại máy ép chai nhựa sẽ được thực hiện nhanh chóng.

Trước đó, trong bài phát biểu nhân dịp Quốc khánh 15/8; ông Modi đã kêu gọi người dân và các cơ quan chính phủ “bước những bước tiến lớn đầu tiên” vào ngày 2/10; để “giải phóng” Ấn Độ khỏi đồ nhựa dùng một lần.

Mối lo ngại về ô nhiễm nhựa đang gia tăng trên toàn thế giới; đặc biệt tập trung vào các đại dương. Các nghiên cứu cho thấy gần 50% sản phẩm nhựa sử dụng bị đổ ra các đại dương; giết chết sinh vật biển và xâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người.

Ấn Độ

Hiện Ấn Độ đang thiếu một hệ thống có tổ chức để quản lý chất thải nhựa; dẫn đến tình trạng xả rác tràn lan khắp các thị trấn và thành phố. Lệnh cấm đối với 6 mặt hàng trên sẽ cắt giảm 5% đến 10% mức tiêu thụ; khoảng 14 triệu tấn nhựa hàng năm của Ấn Độ.

Người dân sẽ có 6 tháng để tìm kiếm những phương án thay thế; sau đó các chế tài xử phạt sẽ bắt đầu có hiệu lực. Chính phủ liên bang cũng lên kế hoạch thắt chặt các tiêu chuẩn môi trường đối với sản phẩm nhựa; và sẽ nhấn mạnh vào việc chỉ sử dụng nhựa có thể tái chế. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng sẽ yêu cầu các công ty thương mại điện tử cắt giảm bao bì nhựa; vốn chiếm gần 40% lượng tiêu thụ nhựa hàng năm của Ấn Độ.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua