Truyện ngắn hay trên TTGĐ 0418: Đường về yêu thương

Bên kia đồi là cuộc sống muôn màu A Giàng hằng ước ao, giờ đây là vô nghĩa. A Giàng chọn tìm về nơi mình đáng thuộc về. Và quan trọng là, nơi ấy có người phụ nữ đã cưu mang anh suốt 19 năm qua...

(Truyện ngắn hay) Mặt trời lấp ló sau những thân cây cường tráng; từng tia nắng chiếu lọt qua khe ván gỗ ghép của ngôi nhà sàn chênh vênh. Sáng nào A Giàng cũng dậy thật sớm; vác rựa vào rừng đốn củi. Hôm khác lại đi phát ngọn cỏ lau đem về; địu xuống dưới xuôi bán cho người Kinh làm chổi.

A Giàng mồ côi cha mẹ, nghe đâu được A Dúa nhặt về nuôi; ngay dưới chân ngọn đồi Ông Tẩu. Năm đó A Dúa cũng vừa tròn ba mươi tuổi. A Dúa sống một mình trong căn nhà sàn xiêu vẹo bên cạnh con suối.

Thật ra A Dúa không phải người bản Giốc mà từ nơi khác đi lạc đến đây. Già làng A Mâu còn nhớ như in ngày thấy A Dúa; như con nai bị mắc bẫy què chân nằm bên vệ đường.

(Truyện ngắn hay) Nhọc nhằn lắm già làng mới đưa được A Dúa về nằm lại trong căn chòi; giữa rẫy ngô của vài gia đình trong bản. Mùa đông bắt đầu cũng là lúc những đọt ngô; bật lên một màu vàng nâu giữa màu xanh của lá. Căn chòi hoang thật ra chỉ là nơi để người trong bản ngơi nghỉ; giữa trưa nắng nóng khi lên rẫy gieo hạt.

Trước đây khoảng hơn chục năm; bản Giốc bỗng thưa thớt người hơn mỗi khi đến mùa gieo hạt hoặc lúc thu hoạch. Người lớn và thanh niên trai tráng rủ nhau lên những căn chòi trên rẫy; đốt lửa và quây quần cùng nhau nhâm nhi chén rượu cần. Có khi cùng nhau nghêu ngao dăm điệu khèn vui; nhảy sạp cho qua những đêm sương muối lạnh cóng.

Nhưng rồi người trong bản bắt đầu rỉ tai nhau; những lời đồn thổi về loài thú dữ trở về phá hoại mùa màng. Họ tìm thấy nhiều dấu chân còn rõ rệt chiếc móng vuốt sắc nhọn trên rẫy ngô; rẫy sắn ngã rạp như vừa trải qua một cơn lũ. Những chiếc chòi bỗng chốc bị bỏ hoang.

(Truyện ngắn hay) Không ít người trong bản bỏ công sức lần tìm theo những dấu chân để đánh bẫy; nhưng rồi không mấy ai trở về. Họ cứ đi là đi mãi, bỏ lại mẹ, vợ; và những đứa con thơ bập bẹ gọi cha khản giọng theo cơn gió mùa đông; rột roạt trên những vạt cỏ lau xao xác bên mé rừng. A Dúa là một minh chứng rõ ràng. Người trong bản mỗi lần kể về A Dúa là kể về những mất mát; tưởng như vết thương chẳng bao giờ lành. Ngay cả già làng A Mâu còn phải thườn thượt thở dài. Già làng bỗng thấy thương cho một kiếp người; như khóm hoa mẫu đơn đỏ mọc đầy ven lối.

Truyện ngắn hay 1

***

Chồng A Dúa nằm trong đội quân trai tráng của bản đi săn thú dữ. Họ trang bị những chiếc bẫy có thả đầy con hươu, con hoẵng thịt béo đẫy đà. Nhưng rồi sau bao đêm dông dài, những con thú được đặt làm mồi vẫn nhởn nhơ sống, nhởn nhơ chạy nhảy còn những thanh niên trong bản thì một đi không trở về.

(Truyện ngắn hay) Rồi cũng trong những lần dật dờ như bóng nắng, bóng cây tìm chồng mà A Dúa thấy A Giàng bị bỏ lại bên vệ đường, trong lùm cỏ ràng ràng dưới chân ngọn đồi ông Tẩu. A Dúa đưa thằng nhỏ về, cũng chẳng biết ai xui ai khiến như một duyên cớ sau những thất thểu tuyệt vọng của đời mình.

Nhớ những ngày đầu thằng nhỏ khóc ngặt vì khát sữa mà A Dúa thấy thương. Cũng may đàn bò, đàn dê tan tác sau những nanh vuốt của loài thú dữ còn dăm ba con có sữa để nuôi con nhỏ. A Giàng nhờ ngậm nguồn sữa hôi mà cứ vậy phổng phao khôn lớn.

***

Mùa đông đi qua, mùa xuân bắt đầu bằng những vạt rừng nở trắng hoa mơ, hoa mận. A Dúa thấy mình già đi mỗi khi ngang qua con suối vục tay xuống dòng nước mát trong, soi gương mặt khắc khổ mà tủi hờn. A Giàng cũng chưa bao giờ nghe già làng tiết lộ về chuyện nó là đứa trẻ mồ côi. Quy định của bản Giốc là vậy. Không ai có quyền được nói bất cứ điều gì nếu không được sự đồng ý. Họ coi già làng như vị chủ đất, thay mặt vị thổ địa mà cai quản tất thảy.

(Truyện ngắn hay) Năm A Giàng 19 tuổi, nó dắt tay một thiếu nữ bản khác về bảo A Dúa cưới vợ. Nhưng điều này không thể được vì A Giàng ngay từ đầu đã không thuộc về nơi đây. Bởi ngay từ những ngày đầu tiên nhặt A Giàng về, A Dúa đã có linh cảm gì đó về đứa trẻ đang ngủ gục trước ngực cô. Thằng nhỏ có mái tóc lóng lánh đen cùng làn da trắng. Đôi mắt nó là sự hòa trộn của trời và đất, xanh lấp lánh và đen tuyền. Chiếc mũi cao cùng đôi má phĩnh tròn khiến A Dúa chợt hình dung về một gương mặt nào đó cô đã từng ám ảnh khi theo mẹ xuống thị trấn bán những món đồ thổ cẩm đủ đầy màu sắc.

Nào ngờ đâu, đó là ánh mắt hằn lên sự lọc lừa phản bội của gã đàn ông đê hèn. Để rồi A Dúa mang trong mình giọt máu của một kẻ bội tình trong vô vọng.

Đứa trẻ sinh ra nhưng A Dúa không được nhìn thấy mặt. Nó đã được đem làm mồi cho thú dữ, hoặc cho một lễ tế nào đó khi vừa lọt lòng mẹ. A Dúa bị khai trừ ra khỏi bản làng kể từ đó và định mệnh đã cho cô gặp già làng A Mâu và A Chiêng để kết nên duyên vợ chồng. Tiếc là hạnh phúc thì như đốm lửa đốt bằng những khúc củi của mùa xuân, thấm đẫm những giọt mưa, khó khăn lắm mới nhóm được lên nhưng lại dễ dàng bị dập tắt.

(Truyện ngắn hay) Ngày A Giàng đưa cô thiếu nữ trẻ về nhà, A Dúa đang ngồi thêu nốt chiếc khăn thổ cẩm. Món quà mà A Dúa sẽ để dành đến khi A Giàng biết được sự thật mà cô giấu kín trong lòng suốt gần 20 năm qua.

A Dúa ngước mắt nhìn lên, bỏ tay khỏi khung thêu rồi cầm lấy tay A Giàng đi về phía mặt trời mọc. Trong khi cô thiếu nữ đi cùng cứ ngồi trân nơi bậc thang trước cửa nhà sàn mà không hiểu chuyện gì.

A Giàng thấy A Dúa dắt tay nó đi phăm phăm ra khỏi nhà thì không ngừng thắc mắc. Trong khi ngoài trời đang lất phất mưa. Già làng A Mâu đang nằm ho khúc khắc trong nhà. Nghe tiếng bước chân ai vừa đặt vào lãnh địa của mình, ông liền tỉnh giấc, dò dẫm tìm chiếc gậy và bước ra.

Như biết được sự việc chẳng thể giấu A Giàng được thêm nữa nên già làng A Mâu và A Dúa quyết định nói hết tất cả. Cũng là để trút bỏ những ưu tư giấu kín trong lòng bấy lâu, để tâm được tịnh dù có phải xuôi tay nhắm mắt.

(Truyện ngắn hay) Tiếc là, giờ đến người thân còn lại duy nhất của A Dúa là A Giàng rồi cũng phải như loài chim rừng đủ lông đủ cánh mà bay đi, tới những mảnh đất mà nó cảm thấy có thể đặt vững đôi chân của mình. Đúng như lời già làng A Mâu đã từng nói khi thấy A Dúa ẵm thằng nhỏ đưa về. “Con định giữ nó đến khi nào?” nhưng A Dúa không kịp suy nghĩ gì ngoài những khát khao về một gia đình nhỏ bé.

A Giàng ngồi nghe câu chuyện của già làng A Mâu và mẹ nó mà khóe mắt rực đỏ.

***

Buổi sáng hôm ấy A Dúa thức dậy thật sớm, nấu vội chút cơm nắm cho A Giàng mang đi đường. Khói lửa mọi ngày thảng thốt theo gió bay lên trời, nhưng hôm nay cứ tù mù vây quanh khiến A Dúa thấy sống mũi cay cay.

A Dúa đánh thức A Giàng dậy. Chuẩn bị tươm tất đồ đạc cho chuyến đi vượt núi băng rừng có phần hơi vất vả. Dù trước đó A Giàng đã không ít lần địu cỏ lau xuống dưới xuôi. Nhưng lần này thì khác bởi đây sẽ là chuyến đi mà chắc phải rất lâu hoặc không bao giờ A Dúa có cơ hội gặp lại đứa con của mình.

– Đồ đạc mẹ đã gói gọn đây rồi. Đói bụng thì bỏ cơm nắm ra ăn. Khát thì tìm dòng nước trong mà uống. Mỏi chân quá thì tìm chòi tìm rẫy mà nghỉ. Nhưng phải cố gắng tìm cho được cha mẹ con. Nếu còn nhớ tới mẹ và người bản Giốc thì thi thoảng biết tìm đường mà về thăm.

(Truyện ngắn hay) Nói rồi A Dúa đeo tay nải vào cho con rồi vội vàng quay mặt đi, vì sợ A Giàng thấy nước mắt mình đang trệu trạo rơi. Nắng chiều đã buông thõng trên những con dốc quanh co, dòng suối róc rách phơ phất những vạt cỏ lau trắng ngần.

A Giàng đứng trên mỏm đá cao nhất nơi mặt trời chạm những giọt nắng đầu tiên, đưa mắt nhìn ra tứ phía. Phía trước mặt A Giàng là những dãy nhà san sát, nơi có cha mẹ đẻ của nó đang sống ở đó. Và biết đâu cũng mòn mỏi mong ngóng tin tức về đứa con trai của mình.

Còn phía sau lưng là bản Giốc êm đềm với những ngôi nhà sàn cô độc như những phận người cam chịu cả đời bằng ràng buộc hẹn thề. Nơi có già làng và người đàn bà chấp nhận cưu mang nó dù biết trước được sự bạc bẽo của lòng người.

(Truyện ngắn hay) A Giàng đứng đó một lúc mà suy nghĩ rất nhiều. Liệu rằng nó sẽ bước tiếp qua ngọn núi này để đi về phía phố thị san sát kia, hay là sẽ trở về làm tròn bổn phận một người con của bản Giốc, để báo hiếu cho mẹ nó, cho núi rừng?

Thế rồi A Giàng quyết định làm theo sự mách bảo của trái tim. Nó đứng một lúc thật lâu nhìn về phía bên kia của những ngọn núi và quyết định quay về. Dù bên kia ngọn đồi là một cuộc sống mà nó đã từng mong muốn. Ở đâu giờ đây với A Giàng không còn quan trọng nữa. Quan trọng là nó thấy mình được sống trọn vẹn với những gì nó đáng thuộc về.

Con đường về bản Giốc hôm nay khá khác lạ quá chừng. Bởi có tiếng chim líu lo hót mừng một điệu nhạc xuân mới, theo tiếng gió va đập vào vạt cỏ lau, lao xao.

Bài: Song Ninh
Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua