Hai nàng mẫu đình đám xô đẩy nhau trong Gương mặt thương hiệu được bồi thêm bằng của ném sách vào nhau giữa chân dài Thuỳ Dương và “chị đại” Nguyễn Hợp tại mùa giải VNTM All Stars năm nay như giọt nước làm tràn ly khiến người xem bực dọc bởi những tình huống tranh chấp ít nhiều mang vẻ “chợ búa”, không phù hợp với một chương trình truyền hình thực tế. Chưa bao giờ cụm từ thí sinh chặt chém nhau, giám khảo tố nhau được truy cập khủng như hiện nay. Đây cũng là nhóm “từ khoá” khiến người trong nghề, giới truyền thông lẫn khá giả mệt mỏi và bội thực. Tình người ở đâu trong môi trường truyền hình thực tế khắc nghiệt. Phải chăng áp lực ratings, buộc không ít nhà sản xuất quên đi định hướng nhân văn cần phải có phía sau một chương trình. Họ làm gì để vượt qua khủng hoảng lẫn áp lực dư luận?
Đã có rất nhiều đồn đoán được mang ra mổ xét như việc tìm kiếm tài năng ở nhiều chương trình truyền hình thực tế là một vở kịch – nơi dàn giám khảo được nhà sản xuất phân vai, tung hô, lũng đoạn lẫn nhau hòng tăng drama cho chương trình. Có giám khảo diễn tròn vai đến mức… không ai kìm được họ và chương trình trở thành một cái “chợ vỡ” lúc nào không hay… Giám khảo H còn tiết lộ: “tôi bỏ show khi nghe nhà sản xuất mớm: anh/chị nhớ hỏi gắt về việc thí sinh HT là bạn gái của con anh nha. Khi giám khảo H trả lời chuyện đó bình thường và qua lâu rồi mà, nhà sản xuất bất ngờ chêm thêm: “ý anh là H nên hỏi thêm vì sao cháu lại phá thai với con anh đó”. Choáng váng với dụng ý của nhà sản xuất, nghệ sĩ này cạch mặt.
Có trường hợp, như kiến trúc sư D. vừa chân ướt chân ráo được mời vào vị trí giám khảo ( khách mời) tại show T, quay ra đạp thẳng đối thủ bằng lời khen chất nhất với dàn thí sinh. Thay vì xem hết clip, vị này chỉ truy điểm yếu và cứ thế chém tá lát. Cùng làm nghề, mà đã “đâm” nhau như thế, thì ai còn niềm tin. Hoà An, sinh viên năm 3 đại học khía học nhân văn TP. HCM ngán ngẩm nhận xét khi đọc Facebook của các ngôi sao Việt.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng: “Theo em, nhiều “phán nhân” quên đi 2 chữ Thực Tế. Thực tế có thể là những chuyện xảy ra thật khi quay chiếu lên truyền hình và cũng khi là chuyện được dàn dựng, biên tập đi nữa cũng là chuyện có ngoài thực tế nhằm mang lại cho chính những “nhóm phán nhân” đó đủ gia vị khi xem suốt thời gian bạn “đã muốn” ngồi xem. Khi ấy, các “vị” ấy nên xem lại cách nhìn đời luôn nghĩ là sâu xa mà thực ra là cạn queo của mình.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chương trình được khán giả đón chờ dù mỗi lần xem là một lần thương xót, đồng cảm. Bởi chính những khoảnh khắc ấy, trái tim họ mới thật sự rung động, mới thêm hiểu và cảm thông với những số phận kém may mắn, mới thấy rằng cuộc sống sẽ đẹp biết bao nếu có thêm những tấm lòng nhân ái: Vượt lên chính mình (20015), Ngôi nhà mơ ước (2005), Vì bạn xứng đáng (2013).
Hay như Giám khảo Việt Hương bỏ tiền tặng riêng cho thí sinh mang theo nỗi nhọc nhằm của nghề xiếc lên sân khấu Người bí ẩn tối 13/4 ấn tượng với cảm xúc mạnh mẽ dành cho phần biểu diễn đầy mạo hiểm của nghệ sỹ xiếc Minh Nguyên. Minh Nguyên đã mang đến cảm giác “rợn da gà” cho các giám khảo và khán giả vì sự nguy hiểm của tiết mục. Chị cũng từng dành nhiều tình cảm lẫn tài chính để tặng cho cô gái giúp việc tham gia tranh tài trong show Hai mươi tuổi và hiện đang là người giúp việc tại Hà Nội, Ái Liên đến với chương trình ngoài mục đích chinh phục giám khảo Trấn Thành Việt Hương còn là để được gặp lại cha mẹ. Tuy rằng không đem đến những tiết mục đặc sắc nhưng Ái Liên được nhân xét là có tố chất làm đạo diễn và biên kịch vì khả năng xử lý linh hoạt tình huống. Ngoài những nữ giám khảo như Cẩm Ly, Việt Hương… thường xúc động rơi nước mắt, thậm chí bật khóc nức nở trước những phần thi, hoàn cảnh đặc biệt của thí sinh thì không ít nam giám khảo cũng hay rơi lệ trên sóng truyền hình.
Có thể thấy áp lực drama lẫn tính cạnh tranh ngay giữa những thí sinh đã làm phát sinh nhiều màn chặt chém vô tội vạ trong các chương trình truyền hình thực tế được tung lên sóng truyền hình. Ai được, ai mất của lẽ sẽ có câu trả lời ngay khi cuộc thi kết thúc. Thế nhưng, điều người xem truyền hình mong đợi nhất là sự văn minh của người trong cuộc. Kiểm soát lẫn ý thức được hậu quả, tính lan tỏa của những gì mình tuyển đạt đến cộng đồng mới là điều quan trọng nhất. Một khi nhận thức đúng vị thế của một chương trình thực tế, may ra mới tbay đổi được thực trạng đáng báo động hiện nay.
Tiếp Thị Gia Đình