Hà Nội ghi hình người xả rác ở phố đi bộ Hồ Gươm để xử phạt
Công ty Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đang phối hợp với UBND quận Hoàn Kiếm thí điểm việc ghi hình; xử lý các trường hợp xả rác không đúng quy định ở phố đi bộ Hồ Gươm. Cụ thể, hai máy quay cố định đặt tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa và ngã tư Tràng Tiền – Hàng Khay. Bên cạnh đó, hơn 30 nhân viên môi trường làm việc hàng ngày ở khu vực này sẽ nhắc nhở; dùng điện thoại thông minh ghi hình những người cố tình vứt rác bừa bãi. Tin tức môi trường
Theo Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính; trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè; đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị sẽ bị phạt tiền từ 5–7 triệu đồng.
Trường Đại học Mở TP. HCM ngừng sử dụng chai nước nhựa, ống hút nhựa
PGS. TS Nguyễn Minh Hà – phó hiệu trưởng cho biết; nhà trường khuyến khích sinh viên, giảng viên, nhân viên mang theo bình nước uống cá nhân hoặc sử dụng nước trà do phòng hành chính quản trị phục vụ.
Đức theo Na Uy cấm xuất khẩu rác thải nhựa bẩn
Ngày 29-4 vừa qua, tại Hội nghị các quốc gia thành viên của Công ước Basel – công ước toàn cầu; về quản lý vận chuyển rác thải độc hại xuyên biên giới; Bộ trưởng Môi trường Đức Svenja Schulze khẳng định Đức cam kết chỉ có chất thải nhựa sạch; và không pha trộn mới được giao dịch tự do; đồng thời nhấn mạnh mục tiêu cấm xuất khẩu rác thải nhựa chưa phân loại.
Bộ trưởng cũng cho biết thêm rằng Đức muốn tham gia đề xuất của Na Uy (đưa ra một năm trước); nhằm thúc đẩy lệnh cấm xuất khẩu trên toàn thế giới đối với chất thải nhựa chưa phân loại và khó tái chế. Bà nhấn mạnh rằng châu Âu phải chịu trách nhiệm phân loại rác thải nhựa; và có thể tái chế của riêng mình.
Công ước Basel vốn cấm các nước phát triển chuyển rác thải độc hại; hay nguy hiểm sang các nước đang phát triển mà không được sự đồng ý của nước tiếp nhận.
Ống hút lá dừa gây sốt tại Philippines
Cafe Editha – một quán cà-phê ở Dapa, tỉnh Surigao del Norte, Philippines; đang gây sốt cộng đồng mạng nước này khi sử dụng loại ống hút dễ dàng phân hủy; được làm từ “lukay” để thay thế ống hút nhựa. Lukay là thuật ngữ địa phương để chỉ lá dừa hoặc lá cọ. Sarah Tiu, quản lý của quán cho biết bà tình cờ biết tới ống hút lá dừa này; sau khi có kỳ nghỉ cùng gia đình tại đảo Corregidor (Philippines).
Trước đó, bà Tiu từng sử dụng nhiều giải pháp thay thế ống hút nhựa; trước trào lưu giảm ô nhiễm rác nhựa ở các đại dương trên toàn cầu, nhưng không mấy khả thi. Chỉ mới tuần trước, bà Tiu bắt đầu sử dụng ống hút lá dừa tại quán. Một bài viết chia sẻ hình ảnh ống hút lá dừa của bà đã nhận được 14.000 lượt thích; 1.100 bình luận và 25.000 lượt chia sẻ trên Facebook.
“Chúng ta không cần chờ chính phủ làm hết mọi việc. Thay vào đó, nếu mỗi cá nhân đóng góp một điều tích cực; và làm tròn bổn phận của mình trong việc dọn dẹp trái đất; chúng ta có thể bảo vệ đại dương cho thế hệ tương lai”, bà Tiu chia sẻ.
Bảo vệ môi trường, Amsterdam cấm xe chạy bằng xăng, dầu diesel
Bất chấp thực tế là có nhiều người Hà Lan dùng xe đạp; nhưng ô nhiễm không khí tại nước này vẫn ở mức tồi tệ hơn giới hạn cho phép; theo quy định của liên minh châu Âu, chủ yếu do giao thông đông đúc tại các thành phố lớn như Amsterdam và Rotterdam. Chính quyền Amsterdam đặt mục tiêu thay thế tất cả động cơ chạy bằng xăng và diesel; bằng các giải pháp thay thế khác như xe điện và xe chạy bằng hydro vào cuối thập kỷ tới.
Năm 2020, Amsterdam sẽ bắt đầu cấm ôtô chạy bằng diesel sản xuất trước năm 2005; và sẽ dần dần mở rộng hạng mục xe cộ trong lệnh cấm này. Chính quyền sẽ hỗ trợ chỗ đậu xe và các trợ cấp khác; để khuyến khích người dân chuyển sang dùng các loại xe xanh, sạch hơn.
New York trở thành bang thứ 2 tại Mỹ cấm túi nylon
Theo đó, túi nhựa dùng một lần sẽ bị cấm sử dụng trên toàn bang; với mục đích buộc người tiêu dùng phải chuyển sang dùng các loại túi có thể tái sử dụng. Hiện các nghị sĩ đang thảo luận về đề xuất cho phép các hạt; hoặc các chính quyền địa phương thu thêm phí 5 xu cho việc cung cấp túi giấy thay thế.
Sinh viên Việt Nam chế tạo xe tiết kiệm nhiên liệu với 1 kWh điện cho 170km
Cuộc đua chế tạo xe tiết kiệm nhiên liệu Shell Eco-marathon châu Á 2019 vừa bế mạc tại Sepang, Malaysia. Đây là sân chơi cho sinh viên thử nghiệm các mẫu xe tự thiết kế và lắp ráp. Kết quả được tính trên quãng đường dài nhất các đội có thể đi được với 1kWh hoặc 1 lít nhiên liệu.
Trong số ba đội đại diện châu Á có LH-EST (Đại học Lạc Hồng) của Việt Nam vừa đạt thành tích cao nhất; với xe mô hình sử dụng pin điện khi đạt được 170km với 1 kWh điện. Ba đội thắng cuộc tại vòng loại châu Á sẽ thi đấu cùng các đội xe Mô hình Đô thị xuất sắc từ châu Mỹ và châu Âu; tại vòng chung kết tại Make the Future Live London diễn ra ngày 5/7.
Tin tức môi trường, cập nhật Tin tức môi trường, Tin tức môi trường mới nhất, Tin tức môi trường 5/7
Trung Võ tổng hợp
Tiếp Thị Gia Đình