Thải gần 2 triệu tấn nhựa mỗi năm, Việt Nam được thế giới “điểm danh”
Theo công bố mới đây của Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO); với “thành tích” 1,8 triệu tấn; Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia hàng đầu; phải chịu trách nhiệm cho tổng số 13 triệu tấn nhựa được thải ra đại dương mỗi năm. Tình trạng lạm dụng nhựa dùng một lần ở Việt Nam vẫn chưa được kiểm soát. Tin tức môi trường
Canada cấm đồ nhựa dùng một lần từ năm 2021
Thủ tướng Justin Trudeau ngày 10/6 đã tuyên bố tất cả các loại sản phẩm nhựa dùng một lần; như ống hút, túi nylon hay dao, đĩa nhựa sẽ bị cấm ở Canada từ năm 2021. Chính phủ Canada cũng nhấn mạnh; đây là cơ hội duy nhất để quốc gia có đường bờ biển dài nhất thế giới này; đối phó với tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa đang ngày càng trầm trọng. Trước đây, việc cấm sử dụng nhựa dùng một lần đã được áp dụng tại một số thành phố ở Canada. Giờ đây, lệnh cấm áp dụng trên cả nước là thật sự cần thiết.
Chỉ 11% rác thải nhựa ở TP.HCM được thu hồi tái chế
Trong khoảng 9.000 tấn rác thải sinh hoạt phát sinh hằng ngày trên địa bàn TP.HCM; có 1.800 tấn rác thải nhựa. Tuy vậy chỉ có khoảng 200 tấn được thu hồi tái chế (chiếm khoảng 11% lượng rác thải nhựa).
Nguyên nhân là việc phân loại rác tại nguồn này chưa được triển khai rộng khắp. Hơn nữa, rất khó phân loại tách bạch rác thải nhựa ra khỏi rác thải sinh hoạt; bởi hiện tại người dân chưa thay đổi thói quen sử dụng bao nylon đựng rác.
Thành phố Hội An đẩy mạnh phát triển giao thông xe đạp
Đầu tháng 6, hưởng ứng Ngày Xe đạp Thế giới và Ngày Môi trường Thế giới; UBND thành phố Hội An tổ chức sự kiện công bố; và đưa vào hoạt động thí điểm Hệ thống xe đạp chia sẻ công cộng tại thành phố Hội An; với thông điệp “Đạp xe vì Hội An Thân thiện – An toàn – Kết nối”.
Sự kiện này nhằm mục đích nâng cao sự tham gia; và ủng hộ của người dân địa phương vào việc sử dụng xe đạp như là một loại phương tiện giao thông hàng ngày; nhằm đem lại các lợi ích như cải thiện môi trường, nâng cao sức khỏe của cộng đồng; giảm chi phí đi lại và mọi người đều có thể sử dụng.
Hồi sinh loài chim suýt tuyệt chủng
Hàng chục con cò quăm mào, loài chim có nguy cơ tuyệt chủng đã biến mất trong môi trường hoang dã ở Hàn Quốc; hôm 22/5 lần đầu tiên được thả trở lại tự nhiên sau 4 thập kỷ trong một nỗ lực phục hồi quần thể loài. Các cá thể nuôi nhốt từ một chương trình nhân giống đã được phóng thích tại vùng đất ngập nước Upo; cách thủ đô Seoul khoảng 350 km về phía Đông Nam.
Cò quăm mào, tên khoa học Nipponia nippon, còn được gọi là cò quăm mào Nhật Bản. Con trưởng thành dài trung bình 79 cm và nặng khoảng 1,8 kg. Chúng thích sống tại các vùng ẩm ướt và đất nông nghiệp; nơi có nhiều thức ăn và cây cao để làm tổ. Loài này hiện được xếp vào nhóm động vật nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu; theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.
30 năm nữa, nhiệt độ toàn cầu tăng 2 độ C
Tổ chức học giả Trung tâm quốc gia về phục hồi khí hậu (Breakthrough) của Úc cảnh báo; nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng 1,5°C khoảng năm 2030, và chạm mốc 2°C khoảng năm 2045. Nhanh hơn so với dự báo trước đây là vào năm 2100. Nếu con người không hành động ngăn chặn; một viễn cảnh kinh hoàng sẽ xảy ra.
Hệ sinh thái sẽ đổ vỡ, bao gồm các rạn san hô; rừng mưa Amazon và Bắc Cực. Vùng Bắc Mỹ sẽ bị cháy rừng, các đợt nóng dữ dội và hạn hán hoành hành. Các vùng châu thổ như sông Mekong, sông Hằng; sông Nile sẽ bị chìm dưới nước do mực nước biển dâng lên 0,5m. Thậm chí, khoảng 2 tỷ người sẽ mất nhà cửa.
Tin tức môi trường mới nhất, Tin tức môi trường 2/8, Tin tức môi trường Việt Nam
Trung Võ tổng hợp
Tiếp Thị Gia Đình