Hàng chục nghìn con trai biển bị nướng chín vì nắng nóng
Đợt nóng kỷ lục trong tháng 6 với nhiệt độ 37,8ºC khiến con trai chết phủ đầy bãi biển ở bang California (Mỹ). Jackie Sones, điều phối viên nghiên cứu ở khu bảo tồn hải dương Bodega; chưa từng thấy cảnh tượng trai chết vì nắng nóng nhiều đến vậy trong suốt 15 năm làm việc ở vịnh biển Bodega. Tin tức môi trường
Trong lúc tiến hành khảo sát thêm; Sones phát hiện số lượng trai chết dọc bãi biển này lên tới hàng chục nghìn con. Anh cũng cho biết, những con trai bắt đầu khó sống sót khi nhiệt độ ở mức 32,2ºC.
Ngôi trường nhận rác thải nhựa thay học phí
Thay vì học phí, một trường học ở đông bắc Ấn Độ đã thực hiện một phương pháp mới để giải quyết rác thải nhựa. Đó là yêu cầu học sinh nộp rác thải thay vì học phí. Hàng tuần, học sinh của trường Akshar Forum; ngoại ô thành phố Dispur thuộc bang Assam, Ấn Độ đều được yêu cầu nộp 20 vật nhựa bỏ đi; mà các em thu thập được tại các khu dân cư hay nhà riêng.
“Nếu nộp đủ số rác, các em học sinh sẽ không phải đóng học phí. Ngoài ra, các bậc cha mẹ phải thực hiện cam kết không đốt rác thải nhựa”, bà Parmita Sarma – người sáng lập dự án cho biết.
Việt Nam sẽ cấm đồ nhựa dùng 1 lần
Tại Hội nghị thượng đỉnh G20 vừa qua; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa khẳng định Việt Nam quyết tâm chống rác thải nhựa; và đang triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ. Đây là lần thứ hai Thủ tướng khẳng định quyết tâm chống rác thải nhựa.
Cụ thể, năm 2021 các cửa hàng, chợ, siêu thị ở đô thị không sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Năm 2025 cả nước không sử dụng đồ nhựa dùng một lần.
Thành phố đầu tiên ở châu Âu cam kết tái chế hoàn toàn rác thải
Ljubljana là thủ đô của Slovenia. Đây là thành phố đầu tiên ở châu Âu cam kết không rác thải. Bắt đầu từ năm 2002, thành phố đặt những thùng thu thập và phân loại giấy, thủy tinh; bao bì bên vệ đường. Bốn năm sau, thành phố bắt đầu thu gom rác thải sinh học tận cửa.
Năm 2008, thành phố này tái chế 29,3% rác thải; kém xa so với những nước châu Âu khác. Thế nhưng ngày nay, số rác thải được tái chế chiếm tới 68%. Tỷ lệ rác được đưa về bãi chôn lấp giảm 80%, đưa Ljubljana lên vị trí đầu trong bảng xếp hạng các thành phố tái chế rác hiệu quả nhất ở châu Âu.
Tin tức môi trường, Tin tức môi trường mới nhất
Trung Võ tổng hợp
Tiếp Thị Gia Đình