Các nhà bảo tồn thiên nhiên đã cảnh báo rằng đại dịch Covid-19 có thể gây ra sự gia tăng ô nhiễm đại dương. Cụ thể là rác khẩu trang y tế và găng tay cao su sử dụng một lần.
Rác khẩu trang y tế bồng bềnh dười làn sóng biển
Tổ chức phi lợi nhuận của Pháp Opération Mer Propre thường xuyên tổ chức hoạt động nhặt rác dọc theo bờ biển Côte d’Azur. Cuối tháng 5, tổ chức này đã đánh hồi chuông báo động về việc rác khẩu trang y tế liên tục trôi dạt khắp bờ biển.
Nhóm thợ lặn thuộc tổ chức Joffrey Peltier còn tìm thấy thêm các chai nước rửa tay sát khuẩn; ly nhựa và lon nhôm bồng bềnh dưới làn sóng Địa Trung Hải. Nhóm thợ lặn hy vọng mọi người nên đeo khẩu trang có thể tái sử dụng; và rửa tay thường xuyên hơn thay vì dùng găng tay. Với các lựa chọn thay thế, nhựa không phải là giải pháp để bảo vệ chúng ta khỏi Covid.
Trong những đợt dịch bệnh trước, các nhà môi trường đã cảnh báo về mối đe dọa đối với đại dương và sinh vật biển; khi tình trạng ô nhiễm nhựa tăng vọt. Theo ước tính năm 2018 của Uỷ ban Môi trường Liên hiệp quốc, có tới 13 triệu tấn nhựa “dồn” xuống đại dương mỗi năm. Riêng khu vực Địa Trung Hải đã “tiếp nạp” 570.000 tấn nhựa một năm. Con số này tương đương với việc đổ 33.800 chai nhựa mỗi phút xuống biển.
Đầu năm nay, OceansAsia có trụ sở tại Hồng Kông đã bắt đầu lên tiếng về những lo ngại tương tự. Sau khi các chuyên gia hoàn thành cuộc khảo sát về các vật thể biển trôi nổi quanh quần đảo Soko. Nơi này vốn không có con người sinh sống. Nhưng thật bất ngờ khi có sự xuất hiện của rất nhiều khẩu trang dùng một lần. Thậm chí, một bãi biển dài khoảng 100m; người ta nhặt được gần 70 cái khẩu trang y tế trôi dạt lên bờ.
Chiếc khẩu trang y tế dùng 1 lần có tuổi thọ đến 450 năm
Khẩu trang y tế được làm từ polypropylen, một dẫn xuất dầu mỏ. Nó được phân loại trong danh mục vật liệu nhiệt dẻo. Giống như tã giấy dùng một lần hoặc túi nhựa; chúng không thể phân hủy sinh học và rất ít được tái chế. Theo Hiệp hội giáo dục, thông tin và bảo vệ người tiêu dùng; loại nhựa này có thể mất tới 450 năm để tan rã trong tự nhiên.
Polypropylen sẽ bị rã thành các mảnh siêu nhỏ và lẫn vào chuỗi thức ăn trong đại dương. Nó sẽ khiến động vật biển chết ngạt khi nuốt phải chúng. Trong các đô thị, khẩu trang y tế cũng là một trong các tác nhân làm tắc nghẽn các đường ống nước thải; và làm hỏng hệ thống xử lý nước.
Như vậy, Covid-19 có thể khiến bầu không khí trong lành hơn. Nhưng hàng triệu chiếc khẩu trang y tế để phòng dịch nếu không được xử lý đúng chỗ sẽ trôi về phía biển cả. Từ đó, môi trường biển ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Hãy chọn những loại khẩu trang có thể giặt sạch và sử dụng nhiều lần. Đồng thời, chúng ta hãy dùng khẩu trang y tế đúng lúc, đúng chỗ và xử lý chúng đúng cách.
Tiếp Thị Gia Đình