Gần 200 phụ nữ trầm cảm đã được tư vấn trong chương trình “Tư vấn trầm cảm miễn phí”; được tổ chức vào ngày 5–1 vừa qua. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi dự án Sống hạnh phúc do trường Vương Quốc Hạnh Phúc sáng lập; với nỗ lực hỗ trợ phụ nữ tháo gỡ các bế tắc trong cuộc sống; chữa lành những tổn thương tâm lý bằng các liệu pháp Tâm lý học. Chương trình đã khép lại với 120 ca được tư vấn trực tiếp. Với những ca chưa được tư vấn; Tiến sĩ Pepper đã có phần trao đổi chung, chia sẻ một số kiến thức căn bản nhất về trầm cảm; để người bệnh xác định mức độ trầm cảm của mình, từ đó có hướng tháo gỡ hợp lý.
Theo tiến sĩ Pepper, từ mức độ trầm cảm trung bình; người bệnh đã cần gặp chuyên gia để được tư vấn. Tuy nhiên ở Việt Nam, đa số các ca đều chỉ tìm kiếm sự trợ giúp khi đã bước sang giai đoạn trầm cảm nặng; đã có những ý nghĩ tự tử len lỏi vào tâm trí. Đó là thời điểm quá trễ, bởi chất lượng sống của người bệnh đã chạm đáy; và những mối quan hệ xung quanh đã bị tàn phá.
“Khi bạn trầm cảm, bạn như một quả bom tích tụ năng lượng tiêu cực; khiến những người bên cạnh không muốn ở bên cạnh nữa, trong đó có chồng; cộng sự, sếp, các con. Rất nhiều phụ nữ trầm cảm – khi nhận thức được tình trạng của mình; muốn thay đổi – thì đã mất chồng, mất việc; nghiêm trọng hơn là đã kéo theo những đứa con cùng rơi vào trầm cảm.”
“Trầm cảm gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc, chất lượng các mối quan hệ; làm gia đình xào xáo, ảnh hưởng cách nuôi dạy con cái; và mang hệ luỵ chính cho sinh mệnh của người mắc bệnh. Gần 85% ca trầm cảm nặng lâu năm có khuynh hướng tự kết thúc cuộc sống. Nhưng cái đáng sợ nhất không phải là cái chết; mà là những hệ lụy xảy ra trong nhiều năm trước đó.”
Tiến sĩ Pepper phân tích tác hại của căn bệnh trầm cảm ở phụ nữ. Bệnh nhân trầm cảm tại Hà Nội cao gấp 4 lần tại TP. HCM và có nguy cơ tăng cao vào mùa đông.
Với những ca trầm cảm nặng, để hoàn toàn vượt qua; người bệnh cần trung bình từ 6 tháng đến 2 năm trị liệu; với sự hỗ trợ của chuyên gia. Tuy nhiên, tiến sĩ Pepper cho biết, khả năng người bệnh trầm cảm tái phát là gần 100%. Nếu trước đó người bệnh đã hiểu đúng tình trạng của mình; biết cách điều chỉnh suy nghĩ, điều tiết cảm xúc; họ có thể tự giúp bản thân vượt qua dễ dàng hơn.
Ghi nhận tại buổi tư vấn cho thấy; đa số nguyên nhân đẩy phụ nữ Hà Nội lâm vào tình trạng trầm cảm là sự bất an về tài chính; bế tắc trong sự nghiệp, mâu thuẫn với chồng, mẹ chồng.
Với những trường hợp trầm cảm nhẹ; tiến sĩ Pepper cùng cộng sự đưa ra 3 giải pháp cơ bản để cải thiện trạng thái tinh thần:
1. Cải thiện sức khỏe thể chất bằng cách tập thể dục, phơi nắng, xông hơi; hít thở không khí trong lành, cố gắng ngủ đủ.
2. Nâng cao năng lượng tinh thần bên trong bằng cách mang niềm vui đến cho mình; đồng thời không “nhận” những lời nói tiêu cực, không gần gũi những người, những việc mang lại cảm xúc tiêu cực.
3. Lập bảng kế hoạch vận hành 24g hiệu quả; vì cuộc sống lộn xộn càng khiến người bệnh cảm thấy thất vọng về bản thân; và khiến trầm cảm nặng hơn.
Đối với những trường hợp trầm cảm trung bình và nặng, phụ nữ cần gặp chuyên gia tâm lý để được điều trị. Không chỉ để cải thiện chất lượng sống cho chính mình mà còn để ngăn ngừa, giảm thiểu sự ảnh hưởng lên con cái.
Những dấu hiệu trầm cảm
– Trạng thái đầu tiên của bệnh là cảm giác buồn bã; thấy cô đơn dù đang ở giữa rất nhiều người.
– Dễ xúc động, âu lo, người hay bồn chồn, sợ không lý do.
– Có vấn đề về giấc ngủ: Ngủ chập chờn, ngủ không sâu, ngủ nhiều như dậy vẫn mệt mỏi Thờ ơ với cuộc sống cũng như mất đi những thú vui hằng ngày. Chán ăn, mệt mỏi không muốn ra khỏi giường, gầy sút.
– Hoạt động chậm chạp và bỏ lơ bản thân: lười tắm, ăn mặc lôi thôi hơn, lười sinh hoạt, lười suy nghĩ, không thiết tha làm gì, thích ngồi í một chỗ hoặc ngủ. Mắt ít linh hoạt, Tóc đổ dầu nhiều bất thường, tóc rụng nhiều hơn, móng ta-da khô dễ gãy. Biếng ăn hoặc ăn rất nhiều mất kiểm soát
– Những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện thường xuyên, mất niềm tin vào con người, cuộc sống. Ví dụ thấy 2 đồng nghiệp đang nói chuyện thầm thì là cứ sợ họ đang nói xấu mình. Khi một việc mới đến thay vì nghĩ đây là cơ hội để chào đón thì lại sợ thất bại. Nhìn đâu cũng thấy tệ nạn, điều không hài lòng, hay phán xét…
– Từ những suy nghĩ tiêu cực, sẽ lây sang hành vi của họ. Mất khả năng tập trung, hay quên do rối loạn giấc ngủ (ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ triền miên). Rối loạn ăn uống (không ăn gì hoặc ăn uống vô độ, mất kiểm soát). Rối loạn phát ngôn (nói nhiều hoặc ít hơn bình thường, có người trước đây trầm tĩnh trở nên cáu gắt thậm chí văng tục.
– Rối loạn Cảm xúc. Các cảm xúc cứ trầm xuống, ít nói cười, buồn vui thất thường. Thích một mình, ghét gặp người lạ, không thích trò chuyện, thích suy nghĩ một mình. Sợ tiếng ồn. Thích bóng tối.
– Điều quan trọng là họ không nghĩ gì cho tương lai của mình, đánh mất ý chí, dằn vặt bản thân vì những lỗi lầm trong quá khứ, tự cho mình là vô dụng dẫn đến ý tưởng và hành vi tự sát.
Thông qua chương trình, tiến sĩ Pepper và cộng sự mong muốn truyền đi 3 thông điệp:
– Thứ nhất, người trầm cảm gia đình đang có người bệnh trầm cảm cần hiểu đúng về căn bệnh này. Trầm cảm không phải bệnh tâm thần mà chỉ là một bệnh tâm lý phổ biến trong xã hội hiện đại; mà ai cũng có khả năng mắc phải. Chỉ là đừng bỏ lơ cảm xúc của bạn.
– Thứ hai, trầm cảm là một căn bệnh nguy hiểm. Không chỉ làm giảm chất lượng sống; chất lượng làm việc mà còn có thể tàn phá các mối quan hệ; tác động tiêu cực lên con cái và đe dọa sinh mệnh của người mắc bệnh.
– Thứ ba, trầm cảm có thể được điều trị hiệu quả bằng các liệu pháp tâm lý. Nếu phát hiện và giải quyết sớm với sự quyết tâm của người bệnh; sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý trị liệu, sự đồng hành của người thân, bệnh càng mau khỏi.
Năm 2018, tiến sĩ Pepper và cộng sự mong muốn được tổ chức thêm nhiều chương trình Sống hạnh phúc miễn phí; cho những phụ nữ không có điều kiện tài chính/thời gian/địa lý để được tư vấn tâm lý bởi chuyên gia. Đó có thể là nữ công nhân tại các khu chế xuất – khu công nghiệp; nữ bệnh nhân/sản phụ trước và sau sinh; nữ giới phá thai tại các khoa sản phụ khoa ở các bệnh viện; những người mẹ/thai phụ có hoàn cảnh khó khăn tại các trung tâm cơ nhỡ…
Chính vì vậy, tiến sĩ Pepper và cộng sự mong nhận được sự hỗ trợ; giới thiệu, kết nối của các cá nhân, đoàn thể; báo chí để tổ chức nhiều hơn những chương trình tư vấn – trị liệu tâm lý miễn phí; chung tay xoa dịu những tổn thương và lan tỏa giá trị sống tích cực đến phụ nữ. Vì phụ nữ nào cũng xứng đáng được sống hạnh phúc.
Tìm hiểu thêm về trường Vương Quốc Hạnh Phúc và các khóa học tại website : www.nghethuatquyenru.com và fanpage https://www.facebook.com/NgheThuatQuyenRu
Tiếp Thị Gia Đình