“Trình độ văn minh của một đất nước có thể được đo lường bằng tri thức và đức hạnh của cả dân tộc”; Fukuzawa Yukihi (trích tác phẩm “Khuyến học”). Đó là lời nhắn gửi trong bức thư của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang viết cho các em học sinh và giáo viên; tại buổi tọa đàm Thói quen đọc sách góp phần hình thành nhân cách cho học sinh như thế nào?; do Hội Xuất Bản Việt Nam, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, Thành Đoàn TP.HCM phối hợp tổ chức sáng 27/8.
Chia sẻ tầm nhìn với vị nguyên Chủ tịch nước; gần 200 đại biểu tại tọa đàm kể nhiều câu chuyện về quá trình sách đã giúp hình thành nhân cách của học sinh; cũng như đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ em.
Thông qua những câu chuyện thực tế sinh động, hơn 20 tham luận của các giáo viên; phụ huynh, các nhà nghiên cứu và học sinh; đã cho thấy sách thật sự có tác động mạnh mẽ, tích cực đến việc hình thành tri thức và nhân cách của thanh thiếu niên. Sách không chỉ mang tính giáo dục, bổ sung tri thức; mà còn giúp học sinh hoàn thiện bản thân bằng những suy nghĩ tích cực, những ứng xử đúng mực, nhân văn.
Vấn đề nâng cao thói quen đọc sách càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết; khi nhiều thanh thiếu nhi dường như không có khái niệm về việc đọc sách, mà luôn dành nhiều thời gian vào điện thoại, laptop, game online…
Chia sẻ tại tọa đàm, em Lê Nguyễn Vân Anh (lớp 5, trường tiểu học Triệu Thị Trinh, TP.HCM) tự nhận mình từng là một đứa trẻ ương bướng, kiêu ngạo; và không chịu lắng nghe góp ý từ người thân, thầy cô, bè bạn. Nhận thấy điểm yếu của học trò, cô giáo đã tặng cho Vân Anh một cuốn Hạt giống tâm hồn; với lời nhắn gửi “con sẽ khám phá ra nhiều cái hay lắm”.
Vân Anh dường như thay đổi hoàn toàn sau khi đọc một câu chuyện từ cuốn Hạt giống tâm hồn do cô giáo tặng. Câu chuyện kể về một học sinh khuyết tật tay chân; nhưng vẫn nỗ lực tập viết bằng cách kẹp bút vào cằm. “Đọc câu chuyện, em hiểu rằng có những bạn không thể tự làm điều họ muốn; dù là việc đơn giản nhất như đi lại, chạy nhảy. Vậy tại sao, em lại không biết trân trọng những gì mình đang có?”; Vân Anh tự đặt câu hỏi cho bản thân. Từ đó, cô bé 10 tuổi đã chủ động thay đổi, biết bao dung, chia sẻ; giúp đỡ bạn bè và nhận lỗi khi có khuyết điểm.
Khẳng định ý nghĩa của thói quen đọc với sự phát triển nhân cách của trẻ em; đặc biệt là sự tự chủ, PGS.TS Hoàng Thị Tuyết cho rằng sứ mệnh của nhà trường là phải phát triển nhân cách cho mỗi học sinh.
“Đọc sách là một trong những giải pháp giúp học sinh đạt được năng lực tự chủ. Tự đọc, tự viết và tự quyết định trong cuộc sống. Chúng ta phải xây dựng những thế hệ người đọc từ nhà trường; thì mới có thể kiến tạo một xã hội có văn hóa đọc”, bà Tuyết nhận định.
Trao đổi về những khó khăn trong xây dựng thói quen đọc cho học sinh; ông Ngô Xuân Đông (giáo viên tại quận 7) kể ra 3 thách thức. Thứ nhất là nội dung chương trình tại nhà trường quá nặng khiến học sinh chưa có thói quen đọc sách. Thứ hai là cách thức giáo dục còn hàn lâm, lỗi thời; nặng lý thuyết khiến học sinh chưa yêu thích việc đọc. Thứ ba là cơ sở vật chất tại thư viện chưa đáp ứng được số lượng học sinh ngày càng tăng qua hàng năm.
Giải đáp thắc mắc về các khó khăn trong quá trình xây dựng thói quen đọc; ông Lê Hoàng, Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, cho biết mô hình tiết đọc sách chính khóa; nên bắt đầu từ những tiết học nhỏ 20 phút đến những giờ đọc hàng tuần; là giải pháp tốt nhất để khắc phục thách thức về thời gian đọc của học sinh.
Hầu hết ý kiến từ các tham luận cho thấy sự cần thiết phải xây dựng tiết đọc sách trong khung giờ chính thức của nhà trường; để hình thành và duy trì thói quen đọc sách; góp phần phát triển văn hóa đọc trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.
Dịp này, Hội Xuất Bản Việt Nam, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Thành đoàn TP.HCM thống nhất ban hành thông báo liên tịch nhằm đẩy mạnh các giải pháp xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trên địa bàn thành phố.
Tiếp Thị Gia Đình