8 tác phẩm nghệ thuật kì lạ khiến bạn phải tự hỏi giá trị của nghệ thuật là gì

Một quả táo, một bức thư điện tín, một cái giường đơn điệu...cũng có thể được xem là tác phẩm nghệ thuật?

những tác phẩm nghệ thuật kì lạ nhất thế giới

Khi Maurizio Cattelan dán một quả chuối lên tường và gắn cho nó cái giá 120,000 đô, nhiều cuộc tranh luận nảy lửa về giá trị thật sự của nghệ thuật và định nghĩa của sự sáng tạo đã nổ ra. Tuy nhiên, không chỉ có quả chuối của Maurizio Cattelan, 8 tác phẩm nghệ thuật dưới đây cũng là minh chứng cho việc ranh giới giữa thiên tài và kẻ chơi khăm rất mong manh.

Love is in the Bin của Banksy

tac pham nghe thuat ki la love is in the bin

Năm 2018, chỉ vài giây sau khi tác phẩm Girl with Balloon (Cô Gái Với Quả Bóng Bay) được bán ra, nó đã tự huỷ tại buổi đấu giá ở Luân Đôn do Sotheby tổ chức. Người nghệ sĩ giấu mặt mang tên Banksy đã lắp một chiếc máy cắt giấy phía sau khung tác phẩm. Khi chiếc búa đấu giá được đánh xuống, chiếc máy tự khởi động và cắt mất một nửa bức tranh. Mặc dù không còn nguyên vẹn, nhưng người mua được tác phẩm vẫn chấp nhận với cái giá ban đầu là 1,04 triệu bảng Anh. Banksy sau đó đã đặt cho tác phẩm với cái tên khác là Love is in the Bin (Tình Yêu Trong Sọt Rác).

Quả táo của Yoko Ono

5 thập kỷ trước, nghệ sĩ Nhật Bản Yoko Ono đã trưng bày một quả táo lên một cái khay bằng kính. Tên của tác phẩm này chỉ đơn giản như chính nó – Apple (Táo).

tác phẩm nghệ thuật kì lạ apple yoko ono

Tuy nhiên, quả táo này lại được biết đến nhiều nhất nhờ “công lao” của nó trong việc gắn kết Yoko Ono và John Lennon với nhau. Tại buổi trưng bày vào năm 1966, John Lennon cảm thấy thích thú với quả táo nên đã thản nhiên cắn một miếng khiến Yoko vô cùng phẫn nộ.

Tác phẩm nghệ thuật Fountain của Marcel Duchamp

Chỉ là một chiếc bồn tiểu được đặt trên một cái khay trưng bày mà tác phẩm này đã khiến nhiều người phải suy nghĩ lại về giá trị của nghệ thuật đương thời. Tác phẩm được Marcel Duchamp gửi vào một cuộc triển lãm không chuyên tại New York vào năm 1917, dưới bí danh R. Mutt. Nó đã bị giấu đi tại buổi triển lãm nhưng vẫn gây tranh cãi cho đến tận bây giờ. Năm 2004, nó được bình chọn là tác phẩm nghệ thuật có ảnh hưởng nhất đương đại.

tác phẩm nghệ thuật kì lạ fountain marcel duchamp

Fountain chỉ là một trong số những vật dụng thường ngày mà Duchamp khẳng định là tác phẩm nghệ thuật. Không ai biết số phận của phiên bản gốc ra sao. Nhưng Duchamp đã tạo ra nhiều bản sao. Thậm chí có bản còn được bán với giá 1.7 triệu đô tại một buổi đấu giá vào năm 1999.

Chiếc giường của Tracey Emin

My Bed (Giường Tôi) của Tracey Emin được cho là tác phẩm tai tiếng nhất trong danh sách đề cử giải thưởng danh giá Turner. Tác phẩm đã dấy lên những cuộc tranh luận dữ dội về những chuẩn mực của nghệ thuật đương đại.

tác phẩm nghệ thuật kì lạ my bed

Tác phẩm bao gồm chiếc giường lộn xộn của Emin, dính đầy dịch nhờn. Xung quanh là rác, bao cao su đã qua sử dụng và quần lót chưa giặt. Emin đã tạo ra tác phẩm nghệ thuật này sau một thời gian trầm cảm và chìm trong bia rượu.

Mặc cho gây nhiều tranh cãi, giá trị của tác phẩm này đã tăng vọt từ khi được ra mắt vào năm 1998. Năm 2013, nó được nhà sưu tập Charles Saatchi mua với giá 150,000 bảng Anh. Sau đó được đấu giá lên tận 2,5 triệu bảng Anh vào năm 2014.

Bức chân dung Iris Clert của Robert Rauschenberg

tác phẩm nghệ thuật kì lạ bức chân dung iris clert

Iris Clert là chủ nhân người Hy Lạp của một phòng triển lãm ở Paris. Nhiều tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ nổi tiếng đã trưng bày trong phòng triển lãm của cô. Năm 1961, Iris đã kêu gọi các nghệ sĩ vẽ chân dung của cô để trưng bày. Đáp lại lời kêu gọi đó, Robert Rauschenberg đã gửi một bức điện tín đến Iris. Robert Rauschenberg là nghệ sĩ đa tài có ảnh hưởng to lớn đến nền nghệ thuật Mỹ. Trên bức điện tín ghi là “Đây là bức chân dung của Iris Clert vì tôi nói thế – Robert Rauschenberg”.

America của Maurizio Cattelan

tác phẩm nghệ thuật kì lạ america maurizio cattelan

Chiếc bồn cầu này được Maurizio Cattelan đặt tên cho cái tên danh giá – America (Nước Mỹ). Tác phẩm bao gồm hơn 100kg vàng 18 carat, được đúc ở thành phố Florence. Lần đầu nó được trưng bày vào năm 2016, hơn 100,000 người đã xếp hàng để được sử dụng nó.

Nước Mỹ càng trở nên nổi tiếng hơn khi nó bị đánh cắp khỏi cung điện Blenheim. Cảnh sát đã bắt giữ 3 nghi phạm nhưng tung tích của tác phẩm vẫn còn bí ẩn.

Soul City (Pyramid of Oranges) (Thành Phố Tâm Hồn – Kim Tự Tháp Trái Cam) của Roelof Louw

tác phẩm nghệ thuật kì lạ soul city pyramid of oranges

Đây là bức điêu khắc của nghệ sĩ người Nam Phi Roelof Louw, được trưng bày lần đầu vào năm 1967. Tác phẩm nghệ thuật này được làm từ những trái cam tươi chồng lên nhau tạo thành một kim tự tháp và được đóng trong cái khung bằng gỗ. Có tới 6,000 trái cam bên trong bức điêu khắc. Mỗi khách thăm quan được khuyến khích lấy đi một trái cam. Sau mỗi lần trưng bày, bức điêu khắc sẽ lại được bổ sung cam để bằng với số lượng ban đầu.

Bridge No 114 (Cây Cầu Gỗ Số 114) của Nat Tate

Bức tranh này được bán tại một buổi đấu giá do Sotheby tổ chức với giá 7,250 bảng Anh. Đây là một trong 18 tác phẩm nghệ thuật còn tồn tại của Nat Tate, người nghệ sĩ đã tự tử năm 1960. Nhưng thật ra người nghệ sĩ này lại không có thật.

tác phẩm nghệ thuật kì lạ bridge no 114

Nat Tate là nghệ danh được đặt từ tên của hai bảo tàng lớn ở Luân Đôn. Phòng triển lãm Quốc Gia (National Gallery) và Phòng triển lãm Tate (Tate Gallery). Tate là một nhân vật hư cấu do nhà văn kiêm biên kịch người Anh William Boyd sáng tạo vào năm 1998. Khi ông xuất bản quyển sách Nat Tate: Nghệ Sĩ Mỹ 1928-1960.

Để câu chuyện của người nghệ sĩ hư cấu hấp dẫn hơn, Boyd đã vẽ ra rất nhiều bức tranh dưới nghệ danh Nat Tate. Có bức trong số đó bán được với số tiền cao hơn 50% giá nguyên bản của nó. Khi quyển sách về Nat Tate xuất bản, Boyd vẫn không tiết lộ rằng Tate chỉ là hư cấu. Nhưng sự thật đã được công bố tại buổi bán đấu giá các bức tranh.

Tiếp Thị Gia Đình

Theo: CNN

Đừng bỏ qua