Chính thức ra mắt công chúng bằng việc công bố đoạn teaser giới thiệu phục trang thời Nguyễn; Rồng Rắn Lên Mây ngay lập tức gây sự chú ý của cộng đồng về loạt phim cổ tích Việt được đầu tư nghiên cứu trang phục kỹ lưỡng; cảnh phim hoành tráng, có tham khảo bối cảnh lịch sử Việt Nam. Chưa đầy một tuần, đoạn teaser cổ trang Việt đã thu hút hơn 30.000 lượt xem (view); gần 14.000 lượt tương tác (engagement); và 210 lượt chia sẻ (share) trên fanpage chính thức của kênh truyền hình HTV3 DreamsTV.
Không “ngôi sao”, không chiêu trò, không tình huống “giựt gân”; “câu khách”, thậm chí nội dung truyện cổ tích đã quá quen thuộc với nhiều thế hệ Việt; nhưng vì sao Rồng Rắn Lên Mây vẫn thu hút lượng lớn khán giả Việt đến thế? Điều gì khiến phim được nhóm khán giả trẻ em và gia đình yêu thích?
Phục trang và phục sức thời nhà Nguyễn thế kỷ 18-19 được phỏng dựng chỉn chu, đẹp mắt
Lâu nay, phim cổ trang Việt Nam luôn gặp “định kiến”: đề tài hấp dẫn nhưng chưa được đầu tư đúng mức; đặc biệt là tạo hình nhân vật cùng với phục trang và phục sức.
Trên thực tế, “xét riêng ở góc độ lịch sử trang phục, có thể khẳng định; trang phục cung đình Việt thời Trần, Hồ, Lê, Mạc, Nguyễn đều rất khác biệt. Ngay cả trang phục dân gian trải qua các thời cũng không đồng nhất” (theo nhà cứu Trần Quang Đức, tác giả quyển sách Ngàn Năm Áo Mũ).
Trong quá trình tiền kỳ sản xuất, HTV3 DreamsTV đã mất khá nhiều thời gian để thu thập; tham khảo các hình ảnh tư liệu cũng như công trình nghiên cứu văn hóa, tài liệu ghi chép như: Ngàn năm áo mũ (nhà nghiên cứu Trần Quang Đức); Đại lễ phục Việt Nam thời Nguyễn (nhà cổ học Trần Đình Sơn); Ký họa về Đông Dương Nam Kỳ (Monographie Dessinée de l’Indochina Cochinchine) – bộ tranh ký họa được xuất bản lần đầu bởi Nhà xuất bản Phương Đông (Paris) vào những năm 1930; Việt Nam phong tục (Phan Kế Bính)…
Với kinh phí không hề nhỏ, 10 tập phim đầu của loạt phim truyền hình Rồng Rắn Lên Mây đã đầu tư hơn 50 bộ trang phục hoàn toàn phỏng dựng theo lối phục trang và phục sức thời nhà Nguyễn vào thế kỷ 18-19. Có thể nói đây là một sự đầu tư nghiêm túc, chỉnh chu, đặc biệt là dòng phim truyền hình dành cho thiếu nhi.
Âm nhạc tươi vui, gây nghiện từ nhạc sĩ Hồ Tiến Đạt
Góp phần tạo sức hút của Rồng Rắn Lên Mây; không thể không nhắc đến những giai điệu đồng ca tươi vui “bắt tai” trong phim. Ngay từ teaser và trailer quảng bá, Rồng Rắn Lên Mây đã “gây nghiện” các bé bằng những vần điệu đồng dao vốn đã quen thuộc với trẻ em Việt qua nhiều thế hệ: “Rồng rắn lên mây có cái cây lúc lắc, có ông chủ ở nhà không?”.
Ca từ bắt nguồn từ trò chơi dân gian quen thuộc với tất cả người Việt từ khi còn thơ bé; âm điệu vui nhộn sống dậy ký ức tuổi thơ; khiến nhạc phim Rồng Rắn Lên Mây trở nên thân quen với trẻ nhỏ lẫn gia đình.
Làm mới những kỷ niệm sống động của nhiều thế hệ trẻ em Việt bằng giai điệu hiện đại, hấp dẫn; chính là tinh thần tươi mới mà nhạc sĩ trẻ Hồ Tiến Đạt cũng như ekip Rồng Rắn Lên Mây mong muốn mang đến cho loạt phim truyện cổ tích Việt Nam 2018.
Sự trở lại của đạo diễn chuyên trị dòng phim thiếu nhi Nguyễn Minh Chung
Thế hệ 8X – 9X Việt Nam hầu như không ai không say mê loạt phim truyền hình Kính Vạn Hoa; Người Mẹ Nhí, Gia Đình Vui Nhộn… được “thổi hồn” bởi đạo diễn Nguyễn Minh Chung. Anh cũng là đạo diễn của series phim truyền hình Cổ tích Việt Nam đầu tiên cách đây 20 năm.
Theo đạo diễn Nguyễn Minh Chung, người Việt dù ở lứa tuổi nào cũng xem cổ tích Việt Nam vẫn là món ăn tinh thần và là một phần không thể thiếu trong đời sống Việt. Cổ tích Việt Nam không chỉ hấp dẫn bởi tình tiết của câu chuyện mà còn bởi những ý nghĩa đạo đức không bao giờ cũ trong bất kỳ hoàn cảnh xã hội nào.
Loạt phim truyền hình Rồng Rắn Lên Mây là dự án phim nguyên bản do Purpose Media & Novel Production hợp tác sản xuất. Loạt phim chính thức phát sóng trên kênh HTV3 DreamsTV từ ngày 1/11/2018. Loạt phim dự kiến gồm 3 mùa phát sóng.
Mùa 1 là 10 câu chuyện cổ tích được chế tác mới thành 20 tập, gồm: Cậu bé thông minh, Của Thiên trả Địa; Sự tích hoa râm bụt, Sự tích hoa cúc chi; Sự tích cây vú sữa, Tam và Tứ, Sự tích ông Táo, Lọ nước thần; Hai cô gái và cục bướu, Cây tre trăm đốt…
Chương trình phát sóng trên kênh HTV3-DreamsTV vào 18:30 tối Thứ Năm và Thứ Sáu hàng tuần; phát lại vào lúc 11:00 – 11:20 và 19:00-19:30 Thứ Bảy và Chủ Nhật hàng tuần.
Tiếp Thị Gia Đình