Thiết kế bao bì, lựa chọn chất liệu và cách kết thúc vòng đời sản phẩm là những yếu tố rất quan trọng trong việc giảm rác thải nhựa và hướng đến nền kinh tế tuần hoàn.
Các thành phần của chất liệu
Để quy trình đóng gói trở nên thân thiện với môi trường, bạn cần phải quan tâm đến chất liệu của những thành phần khác nhau. Ngoài ra, bạn cũng cần phải có một vài kiến thức chuyên môn về những chất liệu này.
Ví dụ 1: Hộp đựng bơ đậu phộng là thứ thường được dùng đi dùng lại nhất. Mỗi thành phần của hộp bơ được làm từ một chất liệu khác nhau. Bạn cần tìm hiểu những yếu tố sau:
- Nhãn hiệu và băng dính được làm bằng gì?
- Nắp hộp có được làm từ nhựa polypropylene?
- Hộp được làm từ nhựa hay thuỷ tinh. Nếu là nhựa thì nó được làm từ nhựa PETE (Polyethylene) hay nhựa HDPE (High density Polyethylene)?
Ví dụ 2: Ly giấy. Chúng ta thường nghĩ ly giấy sẽ thân thiện với môi trường hơn ly nhựa. Điều này không hoàn toàn đúng. Bởi ly giấy cũng được tráng lớp poly etylen để ly cứng cáp hơn. Và các thành phần làm nên ly giấy thường được dát mỏng, trộn lẫn với nhau. Do đó, chúng càng khó để chúng ta thu thập, phân loại và tái chế.
Các lớp của ly giấy:
- Lớp trong cùng: Ngăn độ ẩm thấm vào ly. Đây là lớp được phủ lớp nhựa PE để không bị thấm nước.
- Lớp giữa: Mang đến vẻ rắn rỏi, chắc chắn cho ly.
- Lớp ngoài cùng: Để in và quảng bá thương hiệu.
Quy trình đóng gói
Quy trình đóng gói và chọn lựa chất liệu ảnh hưởng trực tiếp đến lượng dấu chân carbon mà sản phẩm sinh ra. Để hiểu sâu hơn về việc chất liệu đóng gói mà bạn chọn ảnh hưởng đến môi trường như thế nào, bạn có thể áp dụng phương pháp đánh giá vòng đời sản phẩm (Life Cycle Assessment/Life Cycle Analysis – LCA). Đây là quy trình phân tích các tác động toàn diện đến môi trường của sản phẩm, bắt đầu từ quá trình sản xuất cho đến khi sản phẩm được sử dụng và tạo ra các loại chất thải.
Theo đó, vòng đời của một sản phẩm sẽ diễn ra như sau:
Nhập nguyên liệu – Đóng gói bao bì – Phân phối – Sử dụng – Vứt bỏ/Tiêu huỷ
Lựa chọn để kết thúc vòng đời sản phẩm
Chất liệu mà bạn chọn và cách chúng được kết hợp với nhau như thế nào ảnh hưởng trực tiếp đến việc vỏ của sản phẩm đó sẽ ra sao khi sản phẩm được dùng hết. Đó cũng chính là những lựa chọn để kết thúc vòng đời của sản phẩm. Các lựa chọn để kết thúc vòng đời sản phẩm bao gồm:
- Tái chế. Để bao bì sản phẩm có thể tái chế được, bạn nên chọn những chất liệu dễ thu thập, phân loại và có thể được tái chế nhiều nhất có thể.
- Phân huỷ. Bạn nên chọn những chất liệu có thể phân huỷ hoàn toàn. Điều này có nghĩa là chúng phải được kiểm nghiệm và đạt tiêu chuẩn ASTM D6400 hoặc EN13432.
- Tái sử dụng. Bạn nên chọn chất liệu chắc chắn và dễ dàng làm sạch.
- Cắt giảm nguyên liệu. Một cách khác để quy trình đóng gói bền vững hơn là cắt giảm nguyên liệu để sản xuất và đóng gói.
- Tái chế hậu tiêu thụ. Khác với tái chế, tái chế hậu tiêu thụ là khi người tiêu dùng những thứ đã được tái chế hoặc bỏ đi để tái chế thêm lần nữa.
Tiếp Thị Gia Đình
Theo: Food Beverage Insider