Vi nhựa ảnh hưởng đến tập tính và khả năng chọn “nhà” của ốc mượn hồn

Ốc mượn hồn (cua ẩn sĩ) không có vỏ riêng của chúng, chính vì thế chúng phải sống trong vỏ trống của con khác

ốc mượn hồn ô nhiễm nhựa

Ô nhiễm nhựa đã khiến hàng triệu con ốc mượn hồn chết và khiến chúng không thể tìm được nơi trú ngụ như xưa (Ảnh: Shutterstock)

Ốc mượn hồn được xem là “bậc thầy” trong việc chuyển từ vỏ này sang vỏ khác để tìm được nơi ở tối ưu nhất. Tuy nhiên, ô nhiễm nhựa đã khiến chúng không thể tìm được “ngôi nhà” của mình dễ dàng như xưa.

Cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học

Các nhà khoa học cho biết, các nghiên cứu gần đây cho thấy ô nhiễm nhựa đã ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm vỏ để trú ngụ của ốc mượn hồn. Tiến sĩ Gareth Arnott từ Đại học Belfast nói rằng, thông thường, một con ốc mượn hồn sẽ chọn vỏ tốt nhất để ở. Nhưng trong cuộc nghiên cứu mà họ thực hiện, những con ốc mượn hồn đã từng tiếp xúc với rác thải vi nhựa lại không chọn vỏ tốt nhất. Họ cho rằng ô nhiễm nhựa đã ảnh hưởng đến khả năng nhận thức cũng như tập tính của loài động vật này.

Tiến sĩ Arnott cùng các đồng nghiệp đã đặt 29 con ốc mượn hồn cái vào một bể chứa nước biển. Cùng với tảo biển và những hạt vi nhựa polyethylene có đường kính 4 mm. Với mật độ tương đương như trong môi trường tự nhiên. 35 con ốc mượn hồn cái khác cũng được đặt trong một bể tương tự. Nhưng bể này không chứa các hạt vi nhựa.

5 ngày sau, họ lấy những con ốc ra khỏi vỏ và cho chúng vỏ mới. Những vỏ mới này có trọng lượng bằng phân nửa vỏ cũ. 2 tiếng sau khi ở trong vỏ mới, họ thả chúng vào bể chứa nước biển. Lần này họ còn cho thêm những vỏ khác có trọng lượng lý tưởng hơn. 21/35 con không tiếp xúc với hạt vi nhựa đã chuyển đến những vỏ này để làm nơi trú ngụ. Còn những con đã tiếp xúc với vi nhựa thì chỉ có 9/29 con chuyển đến những vỏ mới này.

Vi nhựa khiến ảnh hưởng đến tập tính và khả năng nhận thức của ốc mượn hồn

Từ kết quả của cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng vi nhựa đã ảnh hưởng đến tập tính chọn vỏ của ốc mượn hồn. Rằng ô nhiễm nhựa đã có thể tác động đến khả năng nhận thức của chúng.

Arnott giải thích, tập tính chọn vỏ là một phần của quá trình nhận thức. Chúng phải tập hợp thông tin về vỏ đó. Sau đó quyết định sẽ sử dụng thông tin đó như thế nào. Từ đó sẽ chọn cho mình cái vỏ tốt nhất để trú ngụ.

Tuy nhiên, các nhà khoa học nói rằng họ sẽ cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ. Bao gồm nghiên cứu những loại vi nhựa khác nhau có ảnh hưởng tương tự hay không. Và liệu rằng chất polyethylene trong nhựa có đi vào trong ốc mượn hồn, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của chúng. Hay sự hiện diện của vi nhựa là tác động gián tiếp ảnh hưởng đến tập tính kiếm chỗ ở và thức ăn của chúng.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ tập trung vào ốc mượn hồn. Arnott và các đồng nghiêp sẽ nghiên cứu thêm để biết được sự thay đổi tập tính chỉ diễn ra trong phòng thí nghiệm. Hay nó cũng sẽ diễn ra ở môi trường hoang dã.

Hơn nửa triệu con ốc mượn hồn đã chết vào năm 2019

Tháng 12/2019, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Hàng hải và Nam Cực (IMAS) tại Đại học Tasmania, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Luân Đôn và Dự án Two Hands cho biết hơn nửa triệu con ốc mượn hồn đã chết. 508.000 con đã chết trên quần đảo Cocos (Keeling) ở Ấn Độ Dương. Cùng với 61.000 con trên đảo Henderson ở Nam Thái Bình Dương. Trước đó, hai địa điểm này được cho là có mức độ ô nhiễm nhựa khá cao.

Vấn đề trở nên trầm trọng hơn khi nhiều con ốc mượn hồn sử dụng mùi của những con mới chết để tìm vỏ mới. Dẫn đến nhiều con bị mắc kẹt trong cùng khu vực. Trong một trường hợp, 526 con đã được tìm thấy trong một hộp nhựa.

Tiếp Thị Gia Đình

Theo: The Guardian

>> Xem thêm: 5 CÁCH GIẢM THIỂU CHẤT THẢI PLASTIC ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đừng bỏ qua