Covid-19 có thể giúp giảm khí thải, nhưng con người cần có nhiều biện pháp dài hạn hơn để ngăn Trái Đất nóng lên

Biện pháp phong toả trong bối cảnh Covid-19 đã giúp giảm lượng khí thải, nhưng các nhà khoa học cảnh báo con người vẫn cần các biện pháp dài hạn để ngăn Trái Đất nóng lên

nóng lên toàn cầu covid-19

Biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu vẫn tiếp tục diễn ra (Ảnh: Shutterstock)

Sự nóng lên toàn cầu diễn ra trong 100 năm qua khiến các nhà nghiên cứu ngày càng lo ngại. Thập kỷ 2010 – 2019 được ghi nhận là giai đoạn nóng nhất trong lịch sử. Nhưng các nhà khoa học cảnh báo trong năm 2020 nhiệt độ sẽ còn tiếp tục tăng.

2020 có thể sẽ là năm mở đầu cho nhiệt độ cao kỷ lục

Các nhà khí tượng học cảnh báo, 2020 sẽ là năm mở đầu cho việc nhiệt độ tăng cao kỷ lục. Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia của Mỹ (NOAA) ước tính rằng nhiệt độ trong năm nay sẽ phá vỡ những kỷ lục của 4 năm trước. Từ tháng 1, nhiệt độ tăng cao đã được ghi nhận từ Nam Cực cho đến Greenland. Điều này đã khiến các nhà khoa học bất ngờ bởi đây không phải là năm được dự đoán có El Niño – hiện tượng thường xảy ra khi nhiệt độ tăng lên.

NOAA đã theo dõi và ghi nhận nhiệt độ Trái Đất từ năm 2016. Khi nhiệt độ bắt đầu tăng vào đầu năm này do ảnh hưởng của hiện tượng El Niño. Sau đó thì nhiệt độ có dấu hiệu giảm. Tuy vậy, khả năng rất cao là 2020 sẽ nằm trong top 5 năm có nhiệt độ cao kỷ lục.

Tháng 1 có nhiệt độ cao kỷ lục khi nhiều quốc gia ở Nam Cực không hề có tuyết. Trong tháng 2, một cơ sở nghiên cứu ở Nam Cực đã ghi nhận nhiệt độ cao hơn 20 độ C (68 độ F) lần đầu tiên trong lịch sử. Trong quý đầu tiên của năm 2020, các quốc gia ở Đông Âu và châu Á có nhiệt độ trung bình cao hơn 3 độ C so với lúc trước. Nhiều khu vực ở Mỹ có tiết trời oi ả hơn. Miền Tây nước Úc cũng vừa trải qua nhiệt độ cao kỷ lục.

Cần có những biện pháp dài hạn để ngăn chặn nóng lên toàn cầu

Trong vài tháng qua, biện pháp phong toả để ngăn chặn Covid-19 đã giúp giảm lượng khí thải. Không khí trở nên trong lành hơn, môi trường sống của động vật được cải thiện, rùa biển có cơ hội lên bờ để làm tổ đẻ trứng…  Nhưng các nhà khoa học cho rằng con người không nên chủ quan và phụ thuộc vào điều này. Bởi đây chỉ là hiện tượng trước mắt. Khí thải từ hiệu ứng nhà kính vẫn là vấn đề đáng lo ngại. Chúng ta cần có nhiều biện pháp dài hạn hơn để ngăn chặn nóng lên toàn cầu.

Karsten Haustein, nhà nghiên cứu khí hậu tại Đại học Oxford cho biết:

“Khủng hoảng khí hậu vẫn tiếp tục diễn ra. Lượng khí thải sẽ giảm trong năm nay. Nhưng nóng lên toàn cầu vẫn không dừng lại. Lượng khí thải từ hiệu ứng nhà kính trong khí quyển không có dấu hiệu giảm. Nhưng xét theo mặt tích cực, Covid-19 là cơ hội để chúng ta suy ngẫm và đưa ra những lựa chọn để ngăn chặn nó. Covid-19 có thể được xem như là chất xúc tác để con người cân nhắc những phương tiện vận chuyển thân thiện với môi trường. Cũng như xem xét cách sản xuất và sử dụng năng lượng.”

Dịch bệnh Covid-19 là vấn đề lớn nhất cần phải giải quyết hiện tại. Nhưng biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu mới là khủng hoảng lớn nhất mà con người phải đối mặt trong thời gian dài. Do đó, chính phủ các nước, lẫn người dân trên toàn cầu cần chung tay đưa ra và thực hiện các biện pháp để giải quyết khủng hoảng này.

Tiếp Thị Gia Đình

Theo: The Guardian

>> Xem thêm: THẢM HỌA THỰC SỰ TỪ DỊCH CÚM COVID-19: CHẾT ĐÓI, CHẾT NGHÈO, CHỨ KHÔNG PHẢI CHẾT VÌ BỆNH

Đừng bỏ qua