2010 – 2019 là thập kỷ nóng nhất trong lịch sử

10 năm qua được xem là khoảng thời gian nóng nhất trong lịch sử

nhiệt độ tăng cao biến đổi khí hậu

Theo Nasa, Noaa và Met Office của Anh, 2019 là năm nóng kỷ lục thứ 2. Chỉ sau năm 2016 trong thập kỷ vừa qua – khi nhiệt độ tăng cao bởi hiện tượng El Nino. 5 năm trở lại đây cũng là khoảng thời gian nóng nhất trong 170 năm qua. Nhiệt độ trung bình mỗi năm tăng lên 1 độ C so với thời kì tiền công nghiệp. Đến năm 2020, Met Office nói rằng nhiệt độ sẽ còn tiếp tục tăng.

Nhiệt độ Trái Đất tăng cao kể từ năm 1850

Cuối tháng 12/2019, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) công bố thập kỷ vừa qua nóng nhất trong lịch sử. Năm 2019, nhiệt độ tăng cao hơn 1.05 độ C so với nhiệt độ trung bình trong khoảng thời gian từ năm 1850 – 1900.

Năm qua chứng kiến 2 đợt sóng nhiệt lớn ở châu Âu vào tháng 6 và tháng 7. Ở Pháp, nhiệt độ cao kỷ lục mới là 46 độ C vào ngày 28/6. Bên cạnh đó, Đức, Hà Lan, Bỉ, Luxembourgh và Anh cũng đạt mức kỷ lục mới là 38.7 độ C.

Tác động của biến đổi khí hậu

WMO ước tính, đến đầu năm 2020, biến đổi khí hậu sẽ khiến 22 triệu người phải sơ tán. Tổ chức này cũng cảnh báo có thể nhiệt độ tăng cao từ 3 – 5 độ C nếu các nước không có giải pháp ngăn chặn.

Tổng thư ký WMO cho biết tác động của việc tăng nồng độ carbon trong khí quyển đang có hại hơn bao giờ hết. Sóng nhiệt và lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn. Bahamas, Nhật Bản cho đến Mozambique phải hứng chịu những cơn bão nhiệt đới tàn khốc. Bắc Cực và Australia trải qua cháy rừng dữ dội.

Từ tháng 1 – 10/2019, hạn hán, sóng nhiệt và lũ lụt nghiêm trọng xảy ra trên tất cả các lục địa. Trên biển cũng có sóng nhiệt nhiều hơn. Băng biển tối thiểu ở Bắc Cực vào tháng 9 cũng ở mức thấp thứ ba.

nhiệt độ tăng cao cháy rừng

Lính cứu hoả ở Tây Ban Nha dập lửa trong lúc sóng nhiệt quét qua châu Âu.

Thật khó để cắt giảm lượng carbon

Khi nhiệt độ tăng cao, những nỗ lực cắt giảm khí thải lại liên tục thất bại. Bởi khoa học luôn mâu thuẫn với chính trị. Công nghệ và kinh tế đã sẵn sàng để đối phó với biến đổi khí hậu. Nhưng ý chí chính trị vẫn còn thiếu.

Ví dụ, nước Anh đã cố gắng để được chủ trì hội nghị biến đổi khí hậu thường niên. Tại đây các nước sẽ bàn luận sâu hơn về cách cắt giảm khí thải. Thủ tướng Boris Johnson nói rằng ông muốn nước Anh đi đầu trong công cuộc đối phó với tình hình nhiệt độ tăng cao và biến đổi khí hậu.

Thế nhưng, ông lại bị chỉ trích là bỏ quên những nguyên tắc của mình. Boris Johnson nói rằng ông sẽ cân nhắc việc cắt giảm số tiền thuế 13 euro đánh vào những chuyến bay ở Anh. Bởi tình hình kinh tế và việc làm đang trong tình trạng khó khăn.

Điều này trái ngược với lời khuyên từ Uỷ ban về Biến đổi Khí hậu. Trong đó nói rằng mọi người nên hạn chế đi lại bằng máy bay để chi phí lẫn khí thải được cắt giảm.

Các nhà nghiên cứu nói rằng khí thải carbon từ các hoạt động của con người là nguyên nhân chính dẫn đến nhiệt độ tăng cao trong những năm gần đây.

Tiếp Thị Gia Đình

Theo: BBC

Đừng bỏ qua