Nhật Bản không phải là đất nước duy nhất có môn võ Sumo

Sumo được những người nhập cư Nhật Bản đưa đến Brazil gần 100 năm trước và hiện tại có khoảng 3000 người rèn luyện môn thể thao này ở Brazil

môn võ sumo ở brazil 2

Một người đàn ông tóc vàng đang đứng cúi xuống nhìn trừng trừng vào đối thủ có mái tóc đen. Cả hai đều đóng khố và đứng trong một vòng tròn. Họ chuẩn bị bắt đầu một trận đấu Sumo. Nhưng đây không phải là một điểm du lịch ở Nhật Bản. Mà là sàn tập môn võ Sumo thực thụ ở São Paulo, Brazil.

Môn võ Sumo được gìn giữ ở Brazil

Brazil là đất nước có đông kiều dân Nhật Bản nhất thế giới, được gọi là “Nikkei”. Tính đến năm 2016 có tới 1.9 triệu người Nhật ở đây. Chính vì vậy, môn võ Sumo đã trở thành môn thể thao phổ biến ở đất nước Nam Mỹ.

Tại khu phức hợp Mie Nishi – sân vận động bóng chày được mở cửa vào năm 1958, người dân Brazil đã đến đây để tập luyện và thi đấu Sumo. Đến năm 1992, võ đài Sumo chính thức được mở tại khu phức hợp này.

Năm 2000, Liên Đoàn Sumo Brazil (CBS) được thành lập ở São Paulo. Giải Vô Địch Quốc Gia Brazil, cùng với giải Vô Địch Nam Mỹ cũng đã được tổ chức tại phòng tập Sumo ở Mie Nishi. Với sự giúp đỡ từ Quỹ Liên Đoàn São Paulo và chiến dịch gây quỹ cộng đồng, võ đài đã được tân trang vào năm 2008. Đây được xem là phòng tập Sumo đầu tiên và duy nhất trên thế giới ngoài Nhật Bản, theo lời của chủ tịch Oscar Morio Tsuchiya.

môn võ sumo ở brazil

Sân tập Sumo ở São Paulo đã được tân trang vào năm 2008.

Kể từ đó, mỗi năm Liên Đoàn Sumo Brazil đều tổ chức các giải vô địch lớn. Và miễn phí vé cho khán giả. Năm 2008, một giải vô địch đã được tổ chức với khoảng 400 thí sinh môn võ Sumo. Bao gồm những người đến từ Nhật Bản. Giờ đây, giải vô địch đã trở thành một sự kiện thường niên. Số lượng thí sinh cũng tăng lên mỗi năm. Cộng đồng người Nhật ở Brazil cũng rất ủng hộ việc đào tạo võ sĩ Sumo và tổ chức các cuộc thi đấu.

Niềm tự hào của người Brazil

Sumo là cách mà những người Brazil gốc Nhật có tuổi dạy thế hệ sau về di sản văn hoá. Cứ vào các trận đấu mỗi chủ nhật, môn thể thao được tập luyện đúng theo quy định truyền thống. Các đô vật ở mọi hạng cân đóng khố, thét các khẩu hiệu bằng tiếng Nhật, thực hành những nghi lễ trước khi thi đấu vốn đã gắn liền với Sumo nhiều thế kỷ nay.

Không chỉ vậy, thành công của môn võ Sumo ở Brazil còn là niềm tự hào của những người cố gắng duy trì, gìn giữ môn võ này.

môn võ sumo ở brazil 1

 

Môn thể thao này phổ biến ở Brazil tới nỗi họ thường cử những đô vật tài năng nhất đến Nhật Bản để tham gia các giải vô địch. Môn võ Sumo không chỉ là sở thích của nhiều người, mà nó còn là công việc có thu nhập cao. Thậm chí trên võ đài ở São Paulo còn có những võ sĩ là phụ nữ. Đây chính là điểm khác biệt giữa Sumo ở Brazil và Nhật Bản.

Ở Nhật, phụ nữ bị cấm bước hoặc chạm vào vòng tròn thi đấu, được gọi là dohyō. Việc này bị xem là xâm phạm sự thuần khiết của dohyō. Bởi theo quan niệm của Thần Đạo (Đạo Shinto), phụ nữ được cho là “không thuần khiết”.

Nhưng Tsuchiya cho rằng, đối với ông việc cho phụ nữ bước vào vòng tròn dohyō rất quan trọng. Để môn võ Sumo được công nhận ở Olympic, nó cần phải có sự tham gia của nữ giới. Tsuchiya hy vọng rằng một ngày nào đó phòng tập của ông sẽ là nơi tổ chức giải Vô Địch Thế Giới.

Tiếp Thị Gia Đình

Nguồn: CNN

Đừng bỏ qua