Những nguyên nhân nào khiến vòng 2 bạn vẫn mãi phì nhiêu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mỡ bụng mà chúng ta không hề hay biết. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể và tìm ra cách để sớm có vòng eo thon gọn

mỡ bụng

Ảnh: Shutterstock

Nếu đã theo đuổi một chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục thường xuyên mà vẫn số đo vòng 2 vẫn không có dấu hiệu giảm hoặc giảm rất ít. Đó chính là do bạn chưa thật sự hiểu rõ về cơ thể của mình. Thực tế, mỡ bụng được chia làm 2 loại. Một loại là chất béo dưới da và hai là lớp mỡ nội tạng. Lớp mỡ thứ 2 nằm sâu trong bụng. Lớp mỡ nội tạng càng dày, bạn sẽ càng dễ mắc các bệnh nguy hiểm như hội chứng chuyển hoá, tiểu đường tuýp 2; hoặc các bệnh liên quan đến tim mạch và ung thư.

Mục đích khi tập thể dục của con người là để giảm đi lớp mỡ nội tạng này. Vì vậy, sau quá trình tập luyện mà chúng vẫn tồn tại mãi thì bạn hãy xem bản thân mình có đang mắc phải một số các vấn đề sau nhé. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.

Yếu tố 1: Di truyền

Nếu những người thân trong gia đình của bạn đều sở hữu vóc dáng quả táo; hoặc có mỡ bụng. Xin chia buồn rằng, quá trình giảm mỡ nội tạng của bạn sẽ chông gai hơn bình thường. Tuy nhiên, một vòng eo thon gọn vẫn luôn là mơ ước của biết bao phụ nữ nên bạn đừng vội bỏ cuộc nhé. Đầu tiên, bạn cần tránh xa chế độ carb đơn giản. Thay vào đó, bạn hãy lựa chọn những loại ngũ cốc chứa nhiều chất xơ giúp làm no bụng. Nhờ vậy, bạn sẽ ăn ít. Đừng quên tập luyện những bài tập cardio để giúp đốt mỡ hiệu quả.

Yếu tố 2: Rối loạn hormone

Càng lớn tuổi, lượng estrogen trong cơ thể phụ nữ càng giảm. Điều này làm kéo theo tốc độ trao đổi chất trong cơ thể cũng giảm dần và dẫn đến tình trạng tích mỡ bụng. Bên cạnh việc bổ sung các loại thuốc hay thực phẩm chức năng. Bạn vẫn có thể thay đổi lối sống, thực hiện những thói quen sinh hoạt lành mạnh. Cách làm này sẽ giúp giảm thiểu tác động không thể tránh khỏi này. Đồng thời, bổ sung thêm nhiều loại rau củ như rau họ cải và các thực phẩm chứa protein chống viêm.

Yếu tố 3: Ngủ không đủ giấc

Bạn có biết rằng, một giấc ngủ đủ vào mỗi đêm sẽ là minh chứng rõ nét cho sức khoẻ, làn da và vóc dáng của bạn. Theo các chuyên gia, ngủ quá ít hoặc quá nhiều cũng có thể gây nên tình trạng thừa mỡ bụng. Đặc biệt, nếu bạn ngủ 5 tiếng/đêm hoặc ít hơn sẽ càng khiến bạn dễ tích tụ mỡ bụng nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân là do sự trao đổi chất trong cơ thể phải giảm xuống để bảo toàn năng lượng. Từ đó, khiến cơ thể bạn bắt đầu thèm ăn đồ ngọt.

Muốn có cơ thể khoẻ mạnh và vóc dáng đẹp, bạn nên duy trì thói quen ngủ đúng giờ và đi ngủ trước 23 giờ. Trước khi bước vào giấc ngủ, bạn hãy để giũ bỏ muộn phiền và áp lực cuộc sống. Đồng thời, tắt tất cả các thiết bị điện tử khi đã lên giường.

Yếu tố 4: Tập thể dục sai cách

Luyện tập thể dục thể thao được xem là phương pháp rèn luyện cơ thể, tăng cường sức khỏe, tăng cơ giảm mỡ hiệu quả. Tuy nhiên, việc tập luyện đôi khi sẽ trở thành “cơn ác mộng” nếu chúng ta thực hiện sai cách. Nếu bạn chỉ chăm chăm tập vào phần bụng, bạn sẽ rất khó để đánh đuổi mỡ thừa ở khu vực này. Thay vào đó, bạn cần kết hợp các bài thể dục cho toàn bộ cơ thể như các bài tập hit, yoga, aerobic, cardio,… Bơi lội và chạy bộ cũng là bài tập giúp đốt cháy calorie hiệu quả và nhanh chóng đấy!

Yếu tố 5: Căng thẳng

Khi bạn cảm thấy áp lực hay căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh hormone cortisol quá mức. Loại hormone này khiến bạn thèm ăn thức ăn có nhiều đường và chất béo có hại cho cơ thể. Với mức cortisol luôn luôn cao, các glucose và các axít béo sẽ được giải phóng trong cơ thể. Từ đó, dẫn đến lưu trữ nhiều chất béo, đặc biệt là gây tích mỡ bụng. Để hạn chế căng thẳng, bạn nên tránh làm việc quá sức. Đồng thời, tập cách hít thở sâu để giúp đầu óc luôn tỉnh táo.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần xem xét lại chương trình tập luyện thể thao và điều chỉnh nếu cần thiết. Học cách tiêu thụ ít cà phê, rượu, đường; và nhất là tạo khoảng thời gian thư giãn cho bản thân.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua