Nhật Bản dự kiến sẽ đệ trình kế hoạch lên Quốc hội với kỳ vọng các dự luật sẽ có hiệu lực kể từ tháng 4-2021.
Dự luật kêu gọi các công ty lựa chọn 1 trong 5 phương án. Bao gồm: tăng tuổi nghỉ hưu cho người lao động; bỏ quy định tuổi nghỉ hưu; cho phép người lao động tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu; giao khoán một số công việc cho những người đến tuổi nghỉ hưu nhưng muốn tiếp tục làm việc. Hoặc bố trí họ làm việc cho một số dự án nhân đạo mà các doanh nghiệp này đang triển khai.
Các dự luật được xây dựng trong bối cảnh đất nước này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động. Nguyên nhân lớn nhất được cho là do dân số đang già hóa nhanh chóng.
Người lao động Nhật đang già hóa nhanh chóng
Trước khi dự luật này được kiến nghị; một số dự báo về tình trạng già hóa dân số ở Nhật Bản đã được thống kê. Tất cả đều cho thấy, họ có thể phải đối mặt với nguy cơ thiếu 6,44 triệu lao động vào năm 2030.
Ngoài ra, số liệu thống kê của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản (MIC) cũng nêu rõ. Cuối năm 2018, số lượng người từ 65 tuổi trở lên ở nước này là 35,88 triệu người. Chiếm tới 28,4% dân số.
Trong tương lai, chính phủ nước này có thể sẽ yêu cầu các doanh nghiệp phải cho phép người lao động Nhật làm việc đến 70 tuổi. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn cần tính toán kỹ bước đi này. Bởi những lao động cao tuổi có thể đối mặt với nhiều vấn đề trong quá trình làm việc.
Tiếp Thị Gia Đình