Từ 23/4, người dân TP. HCM cần nắm rõ những quy định gì?

Cùng điểm qua những quy định mới và các lưu ý về phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại TP. HCM để thực hiện đúng và tránh sai phạm

quy định

Dù xuống nhóm nguy cơ, người dân TP.HCM vẫn phải thực hiện đúng theo quy định từ Thủ tướng (Ảnh: Shutterstock)

Tiếp tục thực hiện chỉ thị 15, nhưng là “15 trừ”

Tối qua, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đưa TP.HCM ra khỏi nhóm nguy cơ cao. Đồng thời, thời gian cách ly xã hội cũng đã được tháo gỡ. Tuy nhiên, kể từ thời điểm này, TP. HCM sẽ áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo chỉ thị 15 của Thủ tướng. Dù được xếp xuống nhóm nguy cơ. Tuy nhiên, người dân TP. HCM ra đường vẫn phải mang khẩu trang để bảo đảm an toàn. Theo Phó chủ tịch Lê Thanh Liêm phát biểu trong cuộc họp giao ban vào hôm 22/4; “chúng ta vẫn tiếp tục thực hiện chỉ thị 15, nhưng là “15 trừ”. Cụ thể, ngoài việc thực hiện các nội dung của chỉ thị 15. Phía TP. HCM sẽ có hướng dẫn nới lỏng một số điểm.

Những quy định trong chỉ thị 15 người dân TP. HCM cần lưu ý:

Dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.

Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên. Áp dụng tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng.

Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn. Trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định cơ sở kinh doanh, dịch vụ cần đóng cửa.

Hạn chế việc di chuyển của người dân, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch đến các địa phương khác. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo hạn chế các chuyến bay và các hoạt động vận chuyển hành khách từ Hà Nội, TP.HCM đến các nơi khác trên toàn quốc. Tạm dừng hoặc tổ chức lại hoạt động giao thông công cộng để hạn chế đi lại, tập trung đông người trừ các phương tiện vận chuyển hàng hóa…

Xe khách, xe buýt, taxi và xe du lịch tiếp tục ngưng hoạt động

Từ 0h ngày 23/4, TP. HCM tiếp tục tạm ngưng vận chuyển các tuyến xe khách , xe buýt , xe taxi. Và xe hợp đồng (bao gồm xe hợp đồng dưới 9 chỗ ứng dụng công nghệ), xe du lịch trên địa bàn thành phố. Quy định này được thực hiện cho đến khi TP. HCM có thông báo mới. Bên cạnh đó, các bến phà, bến khách ngang sông… vẫn còn bị hạn chế.

Phà Cát Lái sẽ được duy trì hoạt động. Nhưng chỉ trong các khung giờ từ 5h đến 9h và từ 16h đến 20h. Ngoài phà Cát Lái, phà Bình Khánh cũng vẫn được hoạt động. Tuy nhiên, hành khách trên phà phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách 2m. Đặc biệt, phà không được phép chở quá 50% sức chứa. Ngoài ra, tuyến đò từ Cần Thạnh – Cù Lao Phú Lợi (xã Thạnh An); tuyến Cù Lao Phú Lợi – Thiềng Liềng vẫn hoạt động bình thường. Và bắt buộc chấp hành các quy định về chống dịch Covid-19.

Theo sở GTVT tại TP. HCM, các loại xe công vụ, xe cung cấp lương thực, thực phẩm. Hoặc xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp. Hay xe chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất; và xe hỗ trợ vận chuyển người dân trong trường hợp cấp thiết ở các bệnh viện sẽ được phép lưu thông. Tuy nhiên, các chuyến xe được phép hoạt độngphải được khử trùng xe trước và sau khi đón khách. Đồng thời, không chở quá 50% sức chở. Các lái xe, nhân viên phục vụ phải chấp hành đầy đủ các quy định. Đó là các quy định về khai báo y tế, rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang…

Phòng khám chuyên khoa tư nhân được hoạt động trở lại

Sau 22 ngày tạm ngưng hoạt động, từ ngày 23/4 tất cả các phòng khám chuyên khoa tư nhân được hoạt động trở lại. Phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân TP. HCM. Theo lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM, khi hoạt động, các đơn vị này cần tuân thủ theo quy định bộ tiêu chí rủi ro lây nhiễm Covid-19. Bộ tiêu chí này được xây dựng với 34 tiêu chí thuộc 10 nhóm nguy cơ rủi ro khác nhau có thể xảy ra.

10 nhóm nguy cơ rủi ro khác nhau tại các cơ sở khám chữa bệnh:

1. Mật độ người đến cơ sở khám chữa bệnh và công tác tổ chức kiểm soát chặt chẽ nhằm phát hiện người có yếu tố nguy cơ để được khám sàng lọc ngay.

2. Sử dụng phương tiện phòng hộ.

3. Tổ chức buồng khám sàng lọc đối với người có yếu tố nguy cơ.

4. Tổ chức buồng cấp cứu sàng lọc tại khoa cấp cứu đối với tất cả người vào khoa cấp cứu.

5. Giữ khoảng cách tối thiểu trong môi trường của cơ sở khám chữa bệnh.

6. Tổ chức khu vực cách ly để thu dung điều trị người nghi nhiễm COVID-19 tại các bệnh viện.

7. Triển khai công tác vệ sinh, khử khuẩn tại các cơ sở KCB.

8. Chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho nhân viên, tổ chức làm việc phù hợp với yêu cầu của công tác chống dịch COVID-19.

9. Quản lý thông tin của người nghi nhiễm/người nhiễm Covid-19.

10. Kết nối tuyến trên để được tư vấn chuyên môn và hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người bệnh về phòng chống dịch COVID-19 tại các cơ sở KCB.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua