Australia dùng thủy triều để sinh ra năng lượng tái tạo

Dự án sử dụng nguồn lực từ các đợt thủy triều tạo ra điện năng của công ty Mako Energy ở Australia đã đạt được nhiều thành quả đáng chú ý

australia sản xuất năng lượng thuỷ triều

Năng lượng thuỷ triều không chỉ giúp giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch mà còn có lợi thế hơn các loại năng lượng tái tạo khác (Ảnh: Shutterstock)

Australia là đất nước với những bờ biển tuyệt đẹp và đại dương bao la. Thế nhưng, đại dương không chỉ góp phần cho du lịch nước này phát triển mà còn là nguồn năng lượng tái tạo tuyệt vời.

Australia dùng thuỷ triều để sinh ra năng lượng tái tạo

Một trong những công ty đang khai thác nguồn năng lượng này là Mako Energy có trụ sở ở Sydney. Công ty này đặt những turbin dưới biển trong bán kính từ 1 – 2 mét. Một turbin hoạt động trong dòng nước chảy liên tục có thể tạo ra điện lên đến 20 Ω.

Thiết kế này cho phép các turbin có thể tạo ra điện ngay cả khi nước chảy chậm. Điều này có nghĩa là chúng có thể được lắp đặt ở cả sông và các kênh đào chứ không chỉ ở biển.

Douglas Hunt – Giám đốc của Mako Energy cho biết:

“Chúng tôi đang nghiên cứu và sản xuất loại turbin có thể được lắp đặt dễ dàng ở những vùng sâu vùng xa, các công ty có trụ sở gần biển, các resort, cũng như cộng đồng trên các đảo.”

Năng lượng thuỷ triều vẫn còn mới và cần được nghiên cứu thêm ở Australia. Nhưng nó là lựa chọn tiềm năng để giảm thiểu việc phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch.

Năng lượng tái tạo chỉ chiếm khoảng 6% trong nguồn năng lượng chính ở Australia. Một phần là vì Australia có nguồn than dồi dào với giá rẻ. Nhưng trong những năm gần đây, Australia sử dụng năng lượng tái tạo nhiều hơn. Theo đó, năng lượng gió tăng 20% và năng lượng mặt trời tăng 23%. Quốc gia này đang bắt đầu khai thác năng lượng thuỷ triều qua rất nhiều dự án thử nghiệm. Loại năng lượng này có lợi thế lớn hơn hẳn các loại khác. Đó chính là con người có thể dự đoán dòng chảy của nước một cách dễ dàng.

Chi phí lắp đặt vẫn là một vấn đề lớn

Tuy nhiên, hệ thống để sản sinh ra năng lượng thuỷ triều cực kì tốn kém. Trạm năng lượng thuỷ triều lớn nhất thế giới được đặt ở hồ Sihwa, Hàn Quốc. Và nó tốn tới 300 triệu đô để xây dựng vào năm 2011. Còn một turbin của công ty Mako tốn khoảng 20.000 – 70.000 đô để lắp đặt. Giá cả phụ thuộc vào lượng năng lượng có thể được sinh ra và địa điểm đặt turbin đó.

Cho đến hiện tại, khách hàng của Mako phần lớn là các tổ chức chính phủ và khu công nghiệp lớn. Nhưng công ty này đang hướng đến việc sản xuất turbin sao cho cả những khách hàng vừa và nhỏ có thể mua được. Cắt giảm chi phí sẽ giúp cho bất cứ doanh nghiệp, cộng đồng và hộ gia đình nào gần với nguồn nước có thể lắp đặt và tạo ra năng lượng cho riêng họ.

Một vấn đề khác cần phải nhắc đến là việc khai thác năng lượng thuỷ triều có thể ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật biển. Hiện tại, chính phủ Australia đang đầu tư cho rất nhiều dự án nghiên cứu về năng lượng từ biển cả. Ngoài năng lượng thuỷ triều, chính phủ nước này cũng đang nghiên cứu thêm về năng lượng sóng biển.

Tiếp Thị Gia Đình

Theo: CNN

>> Xem thêm: XU HƯỚNG LÀM ĐẸP CỦA 2020: MỸ PHẨM XANH

Đừng bỏ qua