Ngày 19/5, Tạp chí Biến đổi Khí hậu Tự nhiên đã công bố kết quả nghiên cứu về lượng khí thải carbon toàn cầu. Đây là mức giảm sâu nhất kể từ năm 2006.
Lượng khí thải carbon giảm 17% nhờ Covid-19
Các chuyên gia đã thực hiện nghiên cứu về lượng khí thải carbon từ giữa tháng 1 – đầu tháng 4. Họ đã thu thập số liệu lượng khí thải carbon tại 69 quốc gia. Trong đó có 50 bang ở Mỹ và 30 tỉnh ở Trung Quốc. 69 quốc gia này chiếm 85% dân số thế giới và 97% lượng khí thải carbon trên toàn cầu. Từ trước đến nay không có hệ thống chuẩn để đo lượng khí thải carbon thực sự trong môi trường. Do đó, các chuyên gia đã tự xây dựng thuật toán cho nghiên cứu này.
Theo số liệu thu thập được, lượng phát thải carbon hàng ngày đã giảm 1.048 tấn, tương đương 17% so với mức trung bình vào năm 2019. Trung Quốc và Mỹ là hai nước có lượng phát thải carbon lớn nhất trên toàn cầu. Khí thải carbon ở Trung Quốc đã giảm 242 tấn. Còn lượng khí thải ở Mỹ giảm 207 tấn. Đây là mức giảm sâu nhất trong hơn một thập kỷ, kể từ năm 2006.
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Cũng theo nghiên cứu trên, cuối năm nay lượng khí thải carbon có thể giảm từ khoảng 4,4% – 8%. Theo dự báo của chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, để giữ cho nhiệt độ toàn cầu không tăng hơn 1,5 độ C, chúng ta cần phải giảm lượng khí thải carbon 7,6% mỗi năm từ nay đến năm 2030.
Theo các tác giả nghiên cứu, việc khí thải carbon giảm là kết quả đến từ những thay đổi bắt buộc, không phải do tái cấu trúc của các nền kinh tế và năng lượng toàn cầu. Nguyên nhân chủ yếu là do giao thông ngừng hoạt động trong lúc các nước phong toả để chống dịch Covid-19. Họ cũng cho rằng thật khó để dự đoán ảnh hưởng lâu dài của đại dịch đối với lượng khí thải.
Quan trọng nhất là, những nguyên nhân giúp lượng khí thải carbon giảm không hề thay đổi nền kinh tế hay nguồn năng lượng mà thế giới đang phụ thuộc. Điều này có thể chỉ diễn ra tạm thời. Khí thải carbon có thể tăng lên bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, 2020 vẫn đang nằm trong top 5 năm có nhiệt độ nóng nhất được ghi nhận trong lịch sử.
Tiếp Thị Gia Đình