Lỗ thủng tầng ozone ở Bắc Cực lớn kỷ lục
Ngày 16/4, các nhà khoa học thuộc Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và Cơ quan Giám sát Khí quyển Copernicus (CAMS) cho biết lỗ thủng tầng ozone ở độ cao 18km đã mở rộng đến kích thước lớn nhất trong vòng 25 năm qua.
Tháng 2/2020, lỗ thủng này có diện tích 1,6 triệu km2. Đến nay, nó đã hơn 2 triệu km2. Kích thước này gấp 3 lần đảo Greenland. Theo nhà khoa học Martin Dameris, đây là lần đầu tiên có lỗ thủng tầng ozone xuất hiện ở Bắc Cực. Tình trạng khí quyển bất thường đã gây ra lỗ hổng lớn này.
Theo đó, nhiệt độ biến đổi đột ngột ở Bắc Cực đã gây nên những cơn xoáy cực bất thường. Những cơn xoáy này khiến cho nhiệt độ ở Bắc Cực sụt giảm mạnh nhất kể từ mùa đông năm 1979. Nhiệt độ thấp dẫn đến những đám mây tích tụ ở trên cao. Và tầng ozone dần bị ăn mòn. Bên cạnh đó, khí clo và brom do các hoạt động sản xuất của con người cũng góp phần làm thủng tầng ozone.
Lỗ thủng tầng ozone ở Bắc Cực không nguy hiểm như ở Nam Cực. Nhưng nếu nó càng ngày càng lan rộng về khu vực có vĩ độ cao, tia cực tím xuyên qua lỗ thủng sẽ gây hại cho con người. Đặc biệt là ở vùng Greenland.
Trong khi đó, lỗ thủng ở Nam Cực đang lành dần
Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng là lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực lại đang lành dần. Theo NASA, lỗ hổng ở đây đã thu hẹp đến mức thấp nhất kể từ năm 1982. Nhờ vào sự giảm ô nhiễm không khí, hoá chất công nghiệp. Có vẻ như Nghị định Montreal đã có tác dụng.
Nghị định Montreal được ký năm 1987. 197 quốc gia trên thế giới đã đồng ý loại bỏ các chất CFCs – vốn từng được sử dụng để làm lạnh, để bảo vệ tầng ozone. Điều này đã góp phần làm giảm kích thước của lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực.
Tầng ozone được xem như một tấm lọc của khí quyển Trái Đất. Nó có vai trò chặn đến 99% các bức xạ tia cực tím từ Mặt trời. Giúp cho bề mặt Trái Đất cũng như các sinh vật sống hạn chế tối đa các bức xạ nguy hiểm.
Tiếp Thị Gia Đình
Theo: CNN