Theo nghiên cứu công bố hôm 7/1 trên tạp chí Astrophysical Journal Letters, NASA đã phát hiện ra hành tinh nóng nhất vũ trụ. Hành tinh này nằm ngoài hệ Mặt Trời và cách Trái Đất khoảng 670 năm ánh sáng.
Hành tinh nóng nhất được đặt tên là KELT-9b
Hành tinh nóng nhất này được các nhà khoa học đặt tên là KELT-9b. Nó có nhiệt độ bề mặt lên đến 4,300 độ C. KELT-9b có khối lượng gấp 3 lần so với Mộc tinh.
Khí quyển của hành tinh này nóng đến mức những phân tử bên trong cũng bị kéo rách toạc. KELT-9b bị ảnh hưởng bởi hiện tượng khóa thủy triều. Có nghĩa là một mặt của nó luôn quay về phía ngôi sao chủ. Ở nửa ban ngày, phân tử hydro bị rách thành nhiều mảnh. Sau đó chúng chảy về mặt còn lại của hành tinh, tạo ra một vệt sáng kỳ dị. Khi các phân tử này đến mặt bên kia, chúng sẽ được cải tổ do nhiệt lượng giảm và sẽ tiếp tục bị phân tách.
Nhóm “sao Mộc siêu nóng”
Hành tinh nóng nhất KELT-9b nằm trong nhóm “sao Mộc siêu nóng”. Đây là những ngoại hành tinh có kích thước tương tự sao Mộc trong hệ Mặt Trời. Nhưng chúng có quỹ đạo rất gần sao chủ. Do đó nhiệt độ của chúng cao đến mức có một số quá trình lý tính giống ngôi sao hơn là hành tinh. KELT-9b là hành tinh ở gần ngôi sao chủ hơn 30 lần so với Trái Đất.
Các nhà khoa học đã quan sát hành tinh nóng nhất KELT-9b bằng kính viễn vọng không gian Spitzer của NASA. Loại kính viễn vọng này được thiết kế để phát hiện bức xạ hồng ngoại. Nó còn có độ nhạy cao, cho phép các nhà thiên văn học nghiên cứu khu vực vũ trụ mà kính viễn vọng quang học không thể quan sát. Bao gồm trung tâm thiên hà và hệ hành tinh đang trong quá trình hình thành. Spitzer cũng được sử dụng để xem xét những vật thể tương đối lạnh như sao thất bại và hành tinh ngoài hệ Mặt Trời.
Năm ngoái, nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature còn cho thấy khí quyển của KELT-9b nóng đến mức làm bốc hơi kim loại nặng như sắt và titan.
Tiếp Thị Gia Đình
Theo: CNN