Tục giỗ Tổ sân khấu là của người Việt, không bắt nguồn từ Trung Quốc (Phần 1)

Lễ giỗ Tổ Sân Khấu là nét đẹp trong văn hoá người Việt Nam. Tập tục này chắc chắn không bắt nguồn từ Trung Quốc

Những ngày này, giới nghệ sỹ, dân quay phim, hậu đài… (tất cả những ai ăn nhờ sân khấu ba miền – nhiều nhất là ở phía Nam) nô nức đi Giỗ Tổ Sân Khấu. Đây có thể coi là Tết nghệ sỹ Việt Nam. Đây là một phong tục đẹp của giới nghệ sỹ, thể hiện sự tôn kính của họ đối với sân khấu; nơi được coi là thánh đường của nghệ thuật. Tuy nhiên, cũng có một số người châm biếm việc này. Đại ý: “Giới nghệ sỹ cúng bái tào lao, mê tín, Tổ Sân Khấu là người Tàu, sao lại cúng…”.

Tiếp Thị Gia Đình xin chia sẻ một số góc nhìn về tục lệ Gỗ Tổ sân khấu:

– Người Hoa mới không có tổ sân khấu rõ ràng, vì có quá nhiều vùng miền, dân tộc

Mỗi vùng, mỗi đoàn hát họ lại có một “thầy bà” riêng. Nếu đến Trung Quốc, các đoàn hát truyền thống của họ đều thờ một vị thánh khác nhau, thậm chí “lạ hoắc”, rồi tượng này tượng kia, ông này ông kia… Cái lạ là: họ thờ các vị thần tiên (không phải thánh nhân); các vị thiên sư trừ tà bắt quỷ không liên quan gì đến nghề hát. Vì khi diễn tuồng, họ sợ ma quỷ quấy phá, họ thờ để bình an cho mình.

Mấy vị người Hoa thờ ở sân khấu không có múa hát gì cả. Đó là chưa kể, vì đất Trung Quốc có quá nhiều thầy bà, pháp sư, càng về sau, mỗi thầy lại nghĩ thêm những thứ kiêng cữ vô cùng mê tín để làm hỏa mù và lấy thêm tiền cúng bái.

– Người Việt thì lại khác

Nhất là nghệ sỹ hay sân khấu miền Nam, không trừ tà bắt quỷ, họ tôn trọng người đã khuất. Do vậy, ngay cả các anh em thợ chụp hình, quay phim, hậu đài đi đến đâu cũng đều làm bàn cúng hoa trái. Trước hết để xin tổ nghề tổ nghiệp phù hộ cho buổi diễn suôn sẻ; sau nhờ các vong linh hương linh xung quanh ủng hộ.

Gio To san khau hinh anh 2

Những ngôi sao hàng đầu VBiz cũng thành kính giỗ Tổ.

– Người Hoa thì cái gì họ cũng bảo xuất phát từ họ

Kể từ đường lưỡi bò không căn cứ lịch sử đến việc văn hóa Tây Tạng bắt nguồn từ khi công chúa Đại Đường làm dâu xứ này (được cài cắm trong bộ sách Mật mã Tây Tạng)… Là người Việt, chúng ta phải hiểu lịch sử; hiểu về những nguồn ảnh hưởng văn hoá từ hai nền văn hóa lớn là Ấn Độ – Trung Quốc đến Việt Nam (giống Nhật, Hàn); để có thể hãnh diện về những gì mình có, biện hộ được cho những gì mình làm.

– Từ xưa, Việt Nam có văn hóa trống đồng – đừng quên đó là một nhạc khí cổ xưa

Chắc chắn việc phát triển nhạc cụ và văn hóa ca hát đã có. Dẫu tín ngưỡng thờ cúng của Tô Tiên thời hồng hoang đó còn nhiều điều kỳ bí, nhưng có thờ, có thiêng, có tín ngưỡng thì có văn hóa. Tổ Sân khấu chỉ là cách gọi, Ngài chắc hẳn là một vị thánh bảo hộ nghề ca hát.

Từ Bắc vào Nam, mỗi miền mỗi xứ đều có đặc trưng ca hát âm nhạc văn hóa khác nhau. Các đời vua đều có sắc phong cho các làng có truyền thống ca hát (phong Thành Hoàng). Tại sao Miền Nam thờ Tổ sân khấu rầm rộ? Vì khi chúa Nguyễn khai hoang lập nước, thời kì đó các thiền sư cũng như văn hóa và người Hoa kiều về Việt Nam tị nạn rất nhiều, kết hợp với văn hóa bản địa của vùng đất khẩn hoang, ưa ca hát, hội hè nên sân khấu phát triển.

gio to san khau hinh anh 1

Bàn thờ tổ nghề sân khấu của Khang Media, nơi mọi người đều có thể đến và tỏ lòng thành kính.

(Còn tiếp)

Bài: NGUYỄN HẬU

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua