Fashion Colloquia: Ngược dòng thời trang

Diễn ra từ ngày 5 đến 7–7 tại trường Đại học RMIT, chuỗi sự kiện đã gây được tiếng vang không nhỏ trong giới thời trang Việt

Fashion Colloquia mang tên Producing Fashion: Made in Vietnam được tổ chức như một diễn đàn, nhằm mang đến không gian cho các học giả cũng như chuyên gia thời trang từ khắp nơi trên thế giới, tìm hiểu tương lai của ngành thời trang và may mặc. Đây là lần đầu tiên một chuỗi hội nghị toàn cầu được tổ chức song song với các tuần lễ thời trang để cùng học hỏi về một ngành công nghiệp luôn chuyển động. Việt Nam trở thành một trong số những nơi mà Fashion Colloquia đặt chân đến.

Pic 5 by Dat Pham Tuan

Pic 9 by Tu Nguyen Dang Khue

20 năm thời trang Việt

Đặc biệt ở ngày đầu tiên, chị Trần Nguyễn Thiên Hương – chủ tịch Tập đoàn truyền thông Hoa Mặt Trời, đã mở đầu chuỗi hội thảo bằng một buổi thuyết trình về những đổi thay của thời trang Việt Nam trong vòng 20 năm qua. Bài thuyết trình đã đưa đến một bức tranh toàn cảnh của thời trang Việt cho các chuyên gia quốc tế và những bạn sinh viên trẻ đang có ước mơ gia nhập ngành công nghiệp sáng tạo này. Tiếp nối không khí đó, sự tự hào về bản sắc Việt một lần nữa được thể hiện qua buổi thuyết trình của chị Nguyễn Lan Vy – nhà sáng lập của Fashion4Freedom (F4F), một công ty tiên phong trong mảng phát triển cộng đồng và bảo vệ di sản văn hóa thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Chị đã giải thích chuyên sâu hơn về cơ cấu công ty, những thách thức của ngành cũng như hướng giải quyết dưới góc nhìn của một doanh nghiệp có đầu vào đặt tại Việt Nam.

Chị Trần Nguyễn Thiên Hương chia sẻ về ngành thời trang Việt Nam, thách thức và cơ hội trong thời đại mới

Chị Trần Nguyễn Thiên Hương chia sẻ về ngành thời trang Việt Nam, thách thức và cơ hội trong thời đại mới

Những thách thức tại thị trường trong nước

Tại Fashion Colloquia, Lại nói về thị trường Việt, giáo sư José Teunissen – đại diện London College of Fashion đã đưa ra hướng giải quyết vấn đề thị trường chung ở Việt Nam, vốn đang mắc kẹt ở giai đoạn “vạn người bán nhưng chỉ có trăm người mua”. Lý do được đề cập đến là hiện nay, các nhãn hàng ra mắt trên thị trường mới chỉ để thể hiện tinh thần sáng tạo của nhà thiết kế chứ chưa thực sự nhắm vào thị hiếu khách hàng. Hơn nữa, suy nghĩ thời trang là một điều gì đó rất xa xỉ đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ người Việt.

Các chuyên gia cho biết, trong sự chuyển biến khôn lường hiện nay, khi nhãn hiệu quốc tế du nhập mạnh mẽ, các thương hiệu Việt phải tự tạo cá tính riêng cho chính mình. Nếu chỉ đơn thuần là sản xuất và bày bán sản phẩm thì vẫn chưa nâng được giá trị sáng tạo lên đúng tầm, họ cần có một câu chuyện để kể về cái tôi cá nhân và sản phẩm của mình thì mới có thể chinh phục được người tiêu dùng trên thị trường.

STU_AnhDung_050716_BZ_Colloquita_HAD0123 copy

Cái kết

Kết lại, thời trang là một ngành công nghiệp thay đổi từng ngày. Với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, ngành thời trang lại càng có nhiều biến hóa, khi luật lệ và cung cách vẫn còn rất mơ hồ. Vì thế, nơi đây trở thành một “miền đất hứa”, thu hút nhiều nhân tài đến xây dựng và tạo chỗ đứng riêng cho mình. Chuỗi hội thảo đã đưa đến một bức tranh toàn cảnh về vị trí của Việt Nam trên bản đồ thế giới. Từ đó, đưa ra nhiều giả thuyết về cách vận hành doanh nghiệp cũng như những ý tưởng cải tiến trong giáo dục, nhằm giúp ngành thời trang Việt ngày càng vững chắc hơn.

Bài: Nina Lê – Ảnh: Anh Dung, Tu Nguyen, Dang Khue

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua