Một khu rừng rộng lớn, là lá phổi xanh của hành tinh. Một con sông được công nhận là dòng sông dài nhất; và hùng vĩ nhất. Một hệ động thực vật đa dạng, phong phú và nguy hiểm bậc nhất; thu hút không biết bao nhiêu thế hệ nhà nghiên cứu trên toàn thế giới. Đó là Amazon! Mời bạn khám phá con sông này qua hành trình du lịch Nam Mỹ.
Du lịch Nam Mỹ: Ngược dòng Amazon, vén màn bí mật chốn rừng thiêng nước độc
Ấy vậy mà lịch sử nhân loại lại chưa từng ghi nhận dấu ấn của châu Mỹ; như một nền văn minh có tầm ảnh hưởng lớn trên địa cầu. Ít nhất là khi so sánh với lịch sử phát triển của “lục địa già” châu Âu; “lục địa lớn” châu Á hay “lục địa đen” châu Phi.
Có đến hàng nghìn bộ phim tài liệu về Amazon, du lịch Nam Mỹ; để tìm hiểu về những bí ẩn trùng điệp giữa những vạt rừng và đầm lầy ấy. Và, có đến hàng triệu người đã từng ngược xuôi con sông này; để khám phá bí ẩn ấy theo cách riêng của họ, trong đó có tôi.
Đích đến đầu tiên của tôi là Leticia, thành phố thuộc biên giới đất nước Colombia.
Nằm ở bờ Bắc sông Amazon, du lịch Nam Mỹ, thành phố này tuy nhỏ bé nhưng luôn xập xình vũ điệu nóng bỏng của dòng nhạc Reggaeton. Người ta chào ngày mới với tiếng nhạc bắt tai này và kết thúc một ngày cũng bằng những điệu nhảy bốc lửa của nó.
Nếu bạn thắc mắc vì sao người dân ở đây lại đam mê Reggaeton, dù nơi họ sống nằm sâu vào tận trung tâm của sông Amazon. Câu trả lời đơn giản là: thích! Tôi hỏi thì người ta bảo vậy, còn vì sao họ thích thì tôi chịu. Cơ mà, thích là thích thôi, việc gì phải có nguyên do, nhỉ?
Giống như giai điệu của những bản nhạc Raggaeton, thành phố Leticia chào đón du khách với sự ồn ã và náo nhiệt.
Thậm chí cái ồn đó khiến tôi muốn “ong cả thủ”; khi bước vào những con ngõ nhỏ vào ban trưa. Nhưng sự hoang dại chất chứa lòng nhiệt thành ấy; không hề phiền toái hay khó chịu. Ngược lại, nó còn khiến tôi bị cuốn hút bởi lối sống còn lắm những điều hay ho; nhưng mấy ai biết nơi đây.
Ghé công viên Parque Santander vào tầm 4h chiều; quanh tôi là vạn loài chim từ rừng Amazon đang cùng nhau dừng cánh. Tiếng vỗ cánh, đậu cành, gọi bầy ríu ra ríu rít xa tít vẫn còn vang của lũ chim chóc ấy; khiến tôi choáng ngợp tới mức không nghe nổi người đứng cạnh mình đang nói gì.
Ở trong lòng cái ồn, nhưng không ồn trong cái lòng
Như tôi đã nói, đằng sau những thanh âm ồn ã ấy là sự hoang dại, nhiệt thành và bí ẩn. Đây là một trong vài nơi hiếm hoi trên thế giới bạn có thể chiêm ngưỡng những chiếc lá sen gai có độ rộng đến vài mét. Đây là nơi người ta đến để tận mắt nhìn thấy Anaconda – loài trăn to, dài và nguy hiểm nhất vẫn còn sinh tồn trong hoang dã; loài cá sấu khổng lồ có thể nuốt chửng cả người; những chú cá heo hồng đáng yêu hay loài kiến càng to quý hiếm, ẩn cư giữa những vạt rừng Amazon um tùm.
Hệ sinh thái của Leticia nói riêng và rừng Amazon nói chung là cả một câu chuyện truyền kỳ không hồi kết. Theo thống kê, nhân loại đến nay chỉ mới khám phá chưa đến 1/10 khu rừng Amazon rộng lớn. Vậy nên, dù bạn đến đây với ý định nhìn ngắm điều gì đi chăng nữa, bạn vẫn cần “nịnh nọt” dòng sông này.
Tôi nói thật đấy, không đùa đâu!
Gì chứ Amazon vẫn là một trong những con sông khó chiều nhất thế giới, với tâm tính thay đổi nhanh như chớp. Bạn có thể thấy một bầy cá đẹp như tiên cảnh mới đó thôi và rùng mình khấn nguyện khi thấy cá sấu bò lại năm phút sau đó.
Nếu lỡ bị sông Amazon “unfriend”, bạn cũng đừng lấy làm buồn, hãy sang “add friend” khu du lịch sinh thái Amazon, tức Parque Ecológico Mundo Amazónico. Khu du lịch này không thiên về thế giới động vật; mà tập trung nhiều hơn về thực vật và những tập tục; lối sống xưa nay của người dân vùng Amazon. Tôi đảm bảo ở đây có cả một trời tri thức thú vị; mà bạn dẫu thông thái đến mấy, vẫn sẽ tò mò nán lại thật lâu để khám phá.
Với ai có tật “chân đi không mỏi” như tôi, Leticia sẽ là điểm bắt đầu lý tưởng cho hành trình ngược dòng Amazon, khởi đầu bằng chuyến đi đặt chân đến ba nước trong một ngày (hay đúng hơn là vài tiếng).
Số là, Leticia nằm cách Tabatinga – thành phố cửa ngõ của Brazil chỉ một… bờ mương (vâng, người ta gọi nó là sông hay cùng lắm là lạch; nhưng với tôi thì rõ ràng nó chỉ rộng bằng một cái mương mà tôi hay thấy mỗi lần về quê nội, quê ngoại). Thăm Tabatinga từ Leticia, bạn cũng chẳng cần phải có thị thực chính thức để nhập cảnh; nên cứ thế mà đi qua thôi, đừng lo! Tại ngã ba giao nhau giữa Peru, Colombia và Brazil này; người dân xung quanh đều tự do đi lại mà không cần thị thực.
Đường biên giới giữa các nước là một vạch kẻ vô hình nằm chính giữa và chạy dọc theo dòng sông; đến tôi cũng chẳng rõ là nó có tồn tại hay không. Điều đó làm tôi tò mò mãi là làm sao người ta có thể biết được khi nào thì mình xâm phạm biên giới nước khác; giữa mặt sông Amazon mênh mông đến vậy? Hóa ra, chuyện xuất ngoại không cần visa này đã quá quen thuộc với dân địa phương; đến độ chẳng ai thèm câu nệ những loại thủ tục dư thừa ấy nữa. Thậm chí, nếu muốn, người dân vùng ngã ba ở lại nước bạn cả tháng cũng chẳng sao!
Vậy nên, đã qua được sông rồi thì bạn cứ vô tư chơi ở Brazil cả ngày.
Muốn check-in hay “trang điểm” hộ chiếu cũng không được đâu, vì chẳng hề có cửa khẩu nào để bạn đóng dấu nhập cảnh cả. Cà kê dê ngỗng phủ phê, tôi tạm biệt Leticia để bắt đầu hành trình ngược dòng Amazon – mục đích chính của chuyến viễn du này.
Chưa đi ngược đã đi ngạo
Chuyến tàu ngược dòng Amazon chỉ xuất phát ở bờ Nam con sông; tức từ phía ngôi làng thuộc lãnh thổ của Brazil hoặc Peru. Cứ khoảng vài ngày trong tuần lại có một chuyến tàu đi ngược và xuôi dòng từ Leticia đến Iquitos; thành phố chính dọc bờ Amazon của Peru. Đó là chuyến tàu chở hàng và chở người; chở theo cả “ánh sáng văn hóa” giao lưu giữa những vùng đất dọc sông Amazon mà nó đi qua.
Trước mặt Leticia là cồn đất có tên gọi nên thơ: Isla de la Fantasia; nghĩa là hòn đảo của những điều mộng tưởng.
Ngọn nguồn của tên gọi này cũng khá đơn giản; mỗi mùa nước nổi, hòn đảo biến mất giữa sông nước Amazon. Người dân cho rằng đó là khi nàng tiên cai quản nơi đây phải về gặp nữ thần Amazon; nên hòn đảo biến mất.
Khi quay lại, nàng sẽ mang theo quà tặng của nữ thần, giúp họ đánh bắt được nhiều tôm cá, đất đai màu mỡ để trồng được nhiều lương thực và trời yên sóng lặng để họ tiếp tục hát ca dưới ánh mặt trời.
Hẳn là câu chuyện ấy không hoang đường lắm. Vì trên lối mòn nhỏ hẹp đi xuyên qua đảo để đến bờ đất thuộc lãnh thổ Colombia, du lịch Nam Mỹ; tôi thấy người dân tấp nập vác hàng bao cá trên những tấm lưng trần bóng nhẫy mồ hôi. Ngay cả khi cá rơi cả ra ngoài; người ta cũng chẳng buồn để ý. Hôm ấy rõ ràng là một ngày trời yên sóng lặng; văng vẳng từ bãi bờ bên kia là tiếng hoan ca của trẻ nhỏ.
Để sang bờ kia, tôi phải đi một chuyến đò nhỏ để đến Santa Rosa.
Đây là một hòn đảo nhỏ thuộc Peru; và quay mặt về phía bờ Colombia. May mà vốn tiếng Tây Ban Nha học lỏm của tôi; cũng vừa đủ để tìm được đường. Nếu không, có khi tôi đã ở lại luôn vì lỡ tàu vượt sông rồi.
Sự là vầy, sau khi đò cập bờ bên kia, người ta không đặt sẵn bảng chỉ dẫn nào cho tôi biết đường đến làng Santa Rosa; hay trạm cửa khẩu của Peru. Bến đò này lại nằm cách cổng làng, tức cổng chào của Peru với dòng chữ Bienvenidos al Peru (chào mừng đến Peru); đến tận 2–3 cây số, cách cả một quãng đồng không mông quạnh đến đáng sợ.
May mắn, tôi tóm được một anh lái xe chở khách (nhìn có vẻ giống tuk-tuk). Tôi nhờ anh chở thẳng đến trạm cửa khẩu. Ấy vậy mà cũng chằn ăn trăn quấn lắm tôi mới đến được đích; rồi lại chằn ăn trăn quấn lần nữa để quay lại bến đò xuất phát của chuyến tàu ngược dòng Amazon kia.
Thông tin thêm về du lịch Nam Mỹ ngược dòng Amazon
Để đến Leticia, du lịch Nam Mỹ, từ Việt Nam bạn bay đến Bogotá, thủ đô Colombia; sau đó bay tiếp đến Leticia. Hoặc, bạn cũng có thể đến thủ đô São Paulo của Brazil; hay Lima của Peru, rồi từ đó bay đến Leticia. Nếu quyết định đến Leticia để đi ngược sông Amazon; bạn nên kết hợp đi đường bộ và du lịch Nam Mỹ qua nhiều nước trong khoảng thời gian dài để giảm bớt chi phí di chuyển.
Khi đến khu vực ngã giao ba nước, bạn nhớ lưu ý vấn đề đóng dấu xuất nhập cảnh. Bạn cần đến sân bay tại Leticia; để đóng dấu xuất và nhập cảnh. Vậy nên, nếu đi du lịch 3 nước trong ngày; cách tốt nhất là qua thăm Tabatinga (không cần đóng dấu); rồi ra sân bay Leticia để xin dấu xuất cảnh và đi thăm Leticia.
Sau đó, rời khỏi Leticia và qua làng Santa Rosa để đóng dấu nhập cảnh Peru. Không nên chờ tàu cập bến ngôi làng thứ hai ở Peru; để đóng dấu nhập cảnh, vì sau khi tàu chạy tầm 10 phút; cảnh sát tuần sông Amazon của Peru sẽ lên tàu để kiểm soát giấy tờ.
Nếu không có dấu nhập cảnh, bạn sẽ bị bắt ngay lập tức. Lý do là vì đây là mặt trận “nóng” về đấu tranh chống tội phạm ma túy; không chỉ ở khu vực du lịch Nam Mỹ mà còn của cả thế giới.
Còn tiếp…
Bài: Quỳnh Hương
Tiếp Thị Gia Đình