Du lịch mùa hè: Chinh phục những ngọn núi hùng vĩ từ Bắc chí Nam

Sao cứ mùa hè là phải rủ nhau ra biển nhỉ? Mời bạn cùng Tiếp Thị & Gia Đình du lịch mùa hè khám phá những ngọn núi hùng vĩ, hữu tình trải dài từ Bắc chí Nam.

Sao cứ mùa hè là phải rủ nhau ra biển nhỉ? Nếu bạn là người ưa hoạt động và đam mê chinh phục những ngọn núi cao; xin mời cùng Tiếp Thị & Gia Đình tham gia vào hành trình du lịch mùa hè; khám phá những ngọn núi hùng vĩ, hữu tình trải dài từ Bắc chí Nam.

Du lịch mùa hè: Núi Fansipan (Lào Cai)

Với độ cao 3.143m, “nóc nhà Đông Dương” Fansipan không chỉ là đỉnh núi cao nhất Việt Nam; mà còn là “đích ngắm” của nhiều phượt thủ; và dân leo núi chuyên nghiệp. Fansipan thuộc dãy Hoàng Liên Sơn; nằm trên ranh giới giữa Lai Châu và Lào Cai. Người H’Mông gọi đỉnh Fansipan là Hủa Xi Pan; nghĩa là “phiến đá khổng lồ chênh vênh”.

 

Muốn chinh phục Fansipan du lịch mùa hè, bạn có ba con đường: đường qua bản Cát Cát; đường qua bản Sín Chải; và đường qua đèo Ô Quy Hồ. Tùy theo cung đường mà hành trình đi khó dễ khác nhau. Thông thường, người ta mất khoảng 2–4 ngày để có thể đặt chân đến đỉnh núi.

Ngọn núi hùng vĩ này sở hữu hệ động thực vật phong phú. Dưới chân núi là những loài cây bản địa; như mít, thảo quả, gạo… Tiếp đến là những rừng cây nguyên sinh, dây leo chằng chịt.

Khi lên đến độ cao khoảng 2.000m; bạn sẽ nhìn thấy mây mù giăng vây quanh mình. Nhưng khi leo tiếp lên cao chừng 500–600m nữa, bầu trời bắt đầu quang đãng hơn, nhiệt độ hạ thấp và lạnh đi.

Khi đến độ cao gần 3.000m, bạn sẽ nhìn thấy một mốc ghi dấu ấn của người Pháp khi đặt chân đến đây vào năm 1905.

Tại điểm cao nhất của Fansipan du lịch mùa hè, có một khối chóp bằng inox cao 70cm. Đây là di vật của các vận động viên người Nga và Đức để lại đây vào năm 1984; khi họ đặt chân đến nóc nhà Đông Dương. Khối chóp này cũng là địa điểm “must check-in”; của bất cứ ai chinh phục thành công đỉnh núi cao nhất Việt Nam.

Ngày nay, những du khách không đủ thời gian và sức khỏe; để băng rừng, lội suối, leo núi… vẫn có thể tận mắt chiêm ngưỡng khung cảnh mây trời hùng vĩ từ đỉnh Fansipan; nhờ hệ thống cáp treo được khánh thành từ đầu năm 2016.

Du lịch mùa hè: Núi Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế)

Núi Bạch Mã có độ cao hơn 1.400m; nằm cách thành phố Huế 60km về phía Nam. Núi Bạch Mã do một kỹ sư người Pháp; phát hiện từ những năm 30 của thế kỷ XX. Nhờ vị trí ở gần biển, nhiệt độ trên núi Bạch Mã luôn trên 4ºC vào mùa đông; và không quá 26ºC vào mùa hè.

Ngoài cảnh quan du lịch mùa hè bốn mùa xanh tươi với thác nước, suối rừng và khí hậu ôn đới mát mẻ; núi Bạch Mã cũng là nơi quy tụ nhiều loài động thực vật quý hiếm. Đứng trên đỉnh núi, du khách có thể thu vào tầm mắt toàn bộ cảnh hùng vĩ; với những cung đường quanh co, uốn lượn của đèo Hải Vân; núi Túy Vân, đầm Cầu Hai… và ánh điện lung linh từ thành phố Huế vào ban đêm.

Khám phá núi Bạch Mã, du khách sẽ được men theo một chuỗi những con đường mòn độc đáo. Tuyến đường mòn Trĩ Sao sẽ dẫn bạn đến thác Trĩ Sao; với rất nhiều chim trĩ sao hoang dã sinh sống. Trong khi đó, đường mòn thác Đỗ Quyên; lại bạt ngàn hoa đỗ quyên nở vào tháng Ba, tháng Tư hàng năm. Ngoài ra, còn có đường mòn thác Ngũ Hồ và đặc biệt nhất; phải kể đến đường mòn Hải Vọng Đài.

Đường mòn Hải Vọng Đài là con đường mòn được các “phượt thủ” yêu thích nhất. Khi đi trên con đường du lịch mùa hè này; bạn có thể nhìn thấy cảnh quan bao la hùng vĩ của các dãy núi; nối tiếp ra đến tận biển Đông và cả di tích còn lại của những căn biệt thự hoành tráng của thời quá khứ vàng son.

Du lịch mùa hè: Núi Lang Biang (Lâm Đồng)

Núi Lang Biang, hay còn gọi là núi Lâm Viên; nằm cách thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng 12km về phía Bắc. Đỉnh núi cao 2.163m của Lang Biang; là nơi thích hợp cho các hoạt động như leo núi, du lịch mùa hè, dã ngoại, cắm trại, nhảy dù… hoặc nghiên cứu; tìm hiểu về sinh cảnh của các loài chim, thú rừng, thảo mộc nguyên sinh nơi đây.

Lang Biang là tên ghép lại của chàng K’Lang và nàng H’Biang; hai nhân vật chính trong truyền thuyết nổi tiếng của người dân tộc K’Ho. Vì tình yêu bị ngăn cấm, K’Lang và H’Biang cùng nhau tự vẫn. Mộ của hai người dần trở thành hai khối núi cao nằm cạnh nhau. Cha của H’Biang vì hối hận; nên đã thống nhất các bộ tộc người Lát, Chil, Sré… lại thành dân tộc K’Ho. Từ đó, dân làng đặt tên cho ngọn núi ấy là Lang Biang.

Đứng trên đỉnh Lang Biang; du khách du lịch mùa hè có thể thấy màu xanh bạt ngàn hiện ra trước mắt mình; mây và núi hòa quyện vào nhau. Nhìn xa xa, dòng Đankia với những dòng suối nhỏ uốn lượn; ôm ấp chân núi, những ngôi nhà nhấp nhô, xen lẫn giữa núi và cây… Tất cả như một bức tranh sơn thủy hữu tình; mà ai đã ngắm, hẳn sẽ hoài đắm say.

Du lịch mùa hè: Núi Bà Đen (Tây Ninh)

Với độ cao 996m, núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất vùng Đông Nam Bộ; và cũng là địa điểm “săn mây” du lịch mùa hè nổi tiếng trong cộng đồng những người thích leo núi.

Núi Bà Đen không chỉ có không khí trong lành;  thiên nhiên hùng vĩ với những tảng đá khổng lồ, mà còn ẩn chứa những câu chuyện kỳ bí; gắn liền với huyền thoại về Bà Đen (Linh Sơn Thánh Mẫu). Đường lên núi có độ dốc khá cao. Tuy nhiên, đây sẽ là một trải nghiệm khá thú vị; khi bạn vượt qua và đặt chân lên đến đỉnh núi du lịch mùa hè.

Du lịch mùa hè: Núi Cấm (An Giang)

Với độ cao 705m so với mực nước biển; Núi Cấm là ngọn núi cao nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Nơi đây được mệnh danh là “Đà Lạt của An Giang” bởi khí hậu trong lành; mát mẻ quanh năm. Cũng như núi Bà Đen, Núi Cấm gắn liền với không ít những câu chuyện bí ẩn về tôn giáo và tín ngưỡng; gây tò mò cho du khách du lịch mùa hè và thu hút rất đông “phượt thủ” ưa khám phá.

 

Ngoài cảnh sắc thiên nhiên hoang dã; trên đỉnh núi Cấm là tượng Phật Di Lặc lớn nhất châu Á với độ cao gần 34m.

Du lịch mùa hè: Núi Chứa Chan (Đồng Nai)

Núi Chứa Chan, hay còn có tên khác là núi Gia Ray; cao 837m so với mực nước biển và là ngọn núi cao thứ nhì; vùng Đông Nam Bộ.

Khi nhìn từ xa, núi Chứa Chan có hình dạng như một chiếc bát úp. Vào lúc bình minh và hoàng hôn; trên đỉnh núi thường có những mảng mây trắng nhỏ; bay lãng đãng xung quanh tạo nên khung cảnh hết sức thơ mộng.

Chùa Bửu Quang, tọa lạc ở độ cao hơn 600m trên núi Chứa Chan; nổi tiếng là nơi linh thiêng. Mỗi dịp lễ hay các ngày rằm lớn; chùa thu hút rất đông khách thập phương.

Dù không phải là ngọn núi cheo leo, hiểm trở; nhưng hầu như không có đường mòn dẫn lên núi Chứa Chan. Các trekker thường phải tự phát cỏ cây, rẽ lối mà đi. Nếu không có khả năng định hướng tốt; rất có thể bạn chỉ đi loanh quanh một chỗ khi tìm đường lên núi.

Từ đỉnh núi Chứa Chan, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh đẹp như chốn thần tiên; được tạo nên từ những cánh rừng nguyên sinh rậm rạp, rộng lớ; những ghềnh đá thác bọt tung trắng xóa… Nhìn lên trên, bạn sẽ có cảm giác như chỉ cần với tay thôi là đã chạm tới bầu trời.

Du lịch mùa hè: Đừng đuối khi leo núi

Tìm hiểu kỹ các thông tin về địa hình, thời tiết, dân cư, đặc điểm sinh thái của vùng rừng núi mà bạn muốn đến để lên kế hoạch và thời gian phù hợp nhất.
Đem theo bản photocopy có công chứng hoặc ảnh chụp rõ nét của giấy tờ tùy thân cùng với lịch trình, giấy phép… để trình báo khi nhân viên kiểm lâm hoặc lực lượng biên phòng yêu cầu.
Trước khi đi, tăng cường luyện tập thể dục thể thao (đi bộ đường dài, chạy bộ, leo cầu thang, đạp xe đạp, tập gym…) để tăng sức bền và độ dẻo dai cho cơ thể.
Không nên đi 1–2 người mà hãy lập thành nhóm hoặc gia nhập đoàn thám hiểm đông người, có người hướng dẫn để tránh bị lạc đường và hỗ trợ lẫn nhau khi xảy ra rủi ro.
Luôn có sẵn y cụ và thuốc men để ứng cứu như nước uống, dầu gió, thuốc đỏ, bông băng, thuốc sát trùng, kháng sinh, giảm đau, kem chống nắng, chống muỗi…
Chuẩn bị đầy đủ trang vật tư chuyên dụng như gậy trekking, ủng lội nước, áo mưa, găng tay, kính bảo vệ, lều, võng, túi ngủ, bao đựng chống nước, dây thừng, bản đồ, la bàn, bật lửa, đèn pin, camera hành trình, sạc dự phòng…
Thực phẩm dự phòng phải có trong ba-lô: nước uống, lương khô, bánh mì, mì gói, đồ hộp, cà phê hòa tan, bánh kẹo…
Thông báo cho người thân biết rõ về địa điểm, lịch trình, bạn đồng hành và ngày đi, ngày về của mình. Đánh dấu lại các khu vực có người dân sinh sống trên bản đồ, ghi lại địa chỉ và số điện thoại của trạm cứu hộ, hạt kiểm lâm, đồn công an, bệnh viện… ở gần đó.
Nếu gặp sự cố, bạn hãy mặc trang phục có màu nổi như đỏ, vàng, cam, trắng và tìm cách hun khói, xếp dấu hiệu S.O.S bằng đá, củi, sỏi trắng… để lực lượng cứu hộ dễ phát hiện và ứng cứu.
Để đảm bảo lợi ích tối đa cho mình, bạn không nên bỏ qua việc mua bảo hiểm trước khi đi du lịch kết hợp leo núi, băng rừng…

Bài: Lê Lộc
Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua