Du lịch Buôn Mê Thuột: Đi Buôn Mê thăm quê tân hoa hậu

Nắng là thế, gió là thế, nhưng Buôn Mê Thuột vẫn là một điểm đến thú vị cho bất cứ ai tò mò về quê hương của tân hoa hậu; nơi cái đẹp của đất và người cùng hòa hợp, tỏa sáng rực rỡ dưới nắng đại ngàn

Ngày 6–1, vương miện Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam đã thuộc về H’Hen Niê – người đẹp dân tộc Ê Đê; với làn da nâu và mái tóc ngắn ấn tượng. Tân Hoa hậu đến từ Đắk Lắk, nơi cái đẹp của đất và người hòa vào nhau; rực rỡ dưới nắng đại ngàn Tây Nguyên. Du lịch Buôn Mê Thuột.

Buôn Mê Thuột, có rất nhiều cách gọi tên địa danh này; người thì Buôn Mê, người thì Ban Mê; không thì lại Buôn Ma, Ban Ma… nhưng tôi thì lại thích cách gọi Buôn Mê Thuột hơn cả. Thứ nhất vì đây là cách gọi phổ biến, gọi ắt sẽ quen miệng; nghe ắt sẽ suôn tai hơn. Thứ hai là Buôn Mê dù gì nghe cũng đê mê và bay bổng; kiểu như đi “buôn” cơn “mê”. Chứ gọi Buôn Ma tôi lại tưởng như đi “buôn” con “ma”; phát âm thôi là đã rùng rợn rồi!

Đùa thôi, tên chính xác của thành phố trung tâm tỉnh Đắk Lắk là Buôn Ma Thuột. Theo tiếng Ê Đê, Buôn Ma Thuột nghĩa là bản/làng của cha cậu Thuột; xuất phát từ tên gọi của A ma Thuột; (A ma là cha, Thuột là tên con). Người Ê Đê khi có con trai, thường gọi bằng tên của con trai mình. A ma Thuột nghĩa là cha của cậu Thuột; là vị tù trưởng giàu có và quyền uy nhất vùng.

Đó là những gì tôi nghe các bậc cha chú giải thích; chứ quá trình thay tên đổi họ của đô thị đông dân nhất Tây Nguyên này; thì họa có khi nghiên cứu cả ngày vẫn chưa xong, tôi chịu!

Du lịch Buôn Mê Thuột: Gỗ

Tây Nguyên là xứ sở của đồ gỗ, mật độ xuất hiện dày đặc của sản vật và đồ dùng làm từ gỗ nơi đây khiến tôi… ngộp. Vì kiến thức về các loại gỗ có hạn; tôi không chắc gỗ quý trên đời này có bao nhiêu loại và giá thành ra sao. Nhưng như những gì tôi thấy; đồ nội thất gỗ dưới đồng bằng có khi tiêu tốn bạc triệu bạc tỷ; để mua về trưng (và nơm nớp giữ); thì ở trên này, chúng chỉ là những vật dụng cơ bản; thậm chí có để hớ hênh ngoài sân cũng chả ai lấy (vì nhà ai cũng có cả rồi).

du lịch Buôn Mê Thuột du lich Buon Me Thuot

Cửa nhà ở đây đa số làm từ gỗ quý; nên thay vì mắc màn bên trong để che nắng cho nhà; người ta lại thường mắc màn bên ngoài để… che nắng cho cửa. Ngộ ghê!

Du lịch Buôn Mê Thuột: Voi

Nói đến Buôn Mê Thuột nói riêng và Tây Nguyên nói chung; ngoài gỗ ra không thể không nhắc đến voi. Nhắc voi tôi lại thấy tội cho mấy người bạn đại học quê ở Đắk Lắk; những người ngày xưa cứ nói ra là ngay lập tức bị hỏi: “Vậy ngày xưa mày có cưỡi voi đi học không?”. Trời ạ, năm 2018 rồi, người ta là dân đô thị loại một đó các anh chị ạ!

Cũng vì công cuộc đô thị hóa – hiện đại hóa ấy; mà diện tích rừng của Buôn Mê Thuột ngày một thu hẹp, số lượng voi hoang dã ngày càng ít đi. Tuy vậy, các khu du lịch vẫn nuôi voi để phục vụ du khách. Bạn có thể dành ra nửa ngày tham gia một tour ngắn để chơi với voi; tắm cho voi và cưỡi voi.

du lịch Buôn Mê Thuột du lich Buon Me Thuot

Vì lý do nhân đạo với động vật, tôi không khuyến khích việc cưỡi voi. Hầu hết các con voi được đưa vào khai thác; đều phải trải qua quá trình thuần hóa đau đớn và khắc nghiệt. Chúng bị cưa ngà và bứt gần trụi hết lông đuôi; (nhẫn lông đuôi voi được nhiều người xem là trang sức may mắn).

Người dân địa phương tin rằng phân voi chữa bệnh thấp khớp rất tốt; nên khá nhiều du khách lớn tuổi còn tìm đến những bãi phân khổng lồ của voi trên đường đi để… giẫm vào. Chưa rõ có hết bệnh thật hay không; nhưng riêng tôi vẫn ủng hộ hành động kỳ lạ này hơn là việc cưỡi voi.

Du lịch Buôn Mê Thuột: Cà phê

Ly cà phê như muốn nói, nói cùng em câu gì? Nói gì thì nói, Buôn Mê Thuột vẫn là thủ phủ cà phê của nước ta. Cứ mỗi 100m đường, tôi đếm nhẩm cũng ít nhất 3–4 quán cà phê; có khi cả một dãy không dưới 5 quán nằm san sát nhau. Phải nói rằng, so với những loại cà phê khác; cà phê ở Buôn Mê Thuột thơm và ngon hơn rất nhiều.

Như sở thích thường lệ, tôi bước vào một quán ngẫu nhiên; và gọi cà phê đá. Cô gái phục vụ hỏi: “Đá Buôn Mê hay đá Sài Gòn ạ?”. Hóa ra, cà phê đen đá trên này chia làm hai loại.

Đá Buôn Mê; (trong menu còn mở ngoặc ghi là “dành cho người sành cà phê”) được đựng trong một ly thấp; cùng với 1–2 viên đá cỡ lớn, gần bằng đá uống bia; với mục đích làm cho ly cà phê mát lạnh, sảng khoái nhưng vẫn không mất đi hương vị đậm đà nguyên bản của cà phê. Còn ly đá Sài Gòn đựng trong ly cao với đá nhuyễn; gần như chẳng khác gì cà phê đá những nơi khác. Song, hương thơm nồng nàn và vị hơi chua của cà phê nguyên chất; được rang xay thủ công, lại lưu luyến vị giác tôi bội phần.

Du lịch Buôn Mê Thuột: Ăn 

Sau đêm dài nằm trằn trọc trên chuyến xe đêm; bữa sáng của tôi và bạn đồng hành là phở khô Gia Lai. Ừ thì, hai tỉnh cũng không cách xa nhau là mấy; nên cứ tạm xem như đây là đặc sản chung đi vậy. Với tôi, thực ra đây vẫn là phở thôi; trừ việc sợi phở làm từ bột gạo, có dáng tròn, mảnh; và hơi dai như hủ tíu.

Phần sợi và nước được tách ra làm hai tô riêng biệt. Khi ăn, cho tóp mỡ, rau, giá;… lên trên tô sợi rồi trộn đều với tương. Trong khi đó, ngập trong tô nước lèo là thịt bò tái; xương heo và bò viên. Vừa nhai sợi phở thấm đẫm gia vị; vừa húp nước lèo đậm đà, nóng hổi; thế giới với tôi chẳng còn nghĩa lý gì nữa.   

Một món ngon bản địa đáng thử khác là bánh ướt thịt nướng.

Xuất xứ từ Nha Trang, nhưng nhờ vài quán ở Buôn Mê Thuột biến tấu lại; mà món ăn này trở nên đặc biệt; và phổ biến hơn với cái tên bánh ướt Ban Mê. Mỗi phần gồm một đĩa bánh ướt, một đĩa rau và ba loại nước chấm. Thức ăn kèm gồm thịt, nem, xoài, dưa chua… Sau khi dọn ra, người ăn sẽ phải tự tay cuốn phần nhân và bánh để thưởng thức. Bánh thì mỏng và “phụ kiện” thì quá nhiều; kẻ vụng về như tôi chỉ biết lấy đũa gắp từng phần bị rơi ra; rồi đưa nhanh lên miệng; cho đỡ quê với bao khách khứa xung quanh.

Ngoài ra, gà nướng cơm lam, linh đơn, bún đỏ, rượu cần… cũng là những món ngon bạn không thể bỏ qua; nếu có dịp du lịch Buôn Mê Thuột.

Đặc sản thì không quá nhiều, nhưng món nào cũng đòi hỏi quá trình thưởng thức bài bản; lớp lang, khéo léo tới từng bước. Cung cách ăn uống trau chuốt của người dân xứ này; làm tôi ngưỡng mộ đến… phát hờn! (vì bắt chước mãi vẫn không được).

Du lịch Buôn Mê Thuột: Bóng cây Kơ-nia

Nếu bạn vẫn cứ mãi thắc mắc; cây Kơ-nia trong bài hát nổi tiếng Bóng cây Kơ-nia là cây gì; đây là câu trả lời cho bạn: Cây Kơ-nia là một… cái cây! Cây này có thân cao, lá nhuyễn, tán rộng; như bao loại cây bình thường khác.

Đồng bào các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên tin rằng; dưới tán cây Kơ-nia, đó chính là nơi cư ngụ của vị thần mà họ tôn thờ. Sự tích ấy khiến loài cây này trở nên linh thiêng và huyền bí; trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật; từ văn học đến âm nhạc.

Du lịch Buôn Mê Thuột: Đất trời

Trời Buôn Mê Thuột không lạnh như Đà Lạt; nhưng lúc nào cũng mát rười rượi. Thành phố thì lớn, cây xanh lại nhiều; quảng trường và công viên rộng bao la; nên không khí cũng trong lành vô cùng.

Anh tài xế chở chúng tôi gọi đây là thành phố lộng gió. Kể ra cách ví von này cũng đúng. Gió ở đây thổi liên tục và khá mạnh. Ngay cả khi mây đen kéo tới; mưa vừa nhỏ xuống vài hạt; thì mây đã vội tan ra, bay đi mất. Trời se lạnh, gió thổi mạnh’; thế nên áo ấm là phụ kiện không thể thiếu của người dân khi ra đường.

Đó là chuyện của trời; còn chuyện của đất thì hơi tréo ngoe hơn một chút. Có vẻ như “Tây Nguyên là vùng có nhiều đất đỏ bazan”; chỉ còn là bài học mang tính lý thuyết trong sách. Khi tôi đến vùng đất này, không chỉ Buôn Mê Thuột; mà ngay cả các huyện lân cận, đất đỏ bazan chẳng bao nhiêu; nhưng đất sét pha với đá non bị móc lên chất thành đống thì nhiều vô kể. Vì điều kiện đất đai như thế; nên đi đến đâu, hoa màu được bắt gặp nhiều nhất cũng chỉ là những ruộng bắp, nương khoai.

Du lịch Buôn Mê Thuột: Con người

Người dân Buôn Ma Thuột nói riêng và Tây Nguyên nói chung; có gốc gác từ nhiều nơi. Vùng đất này cũng là khu vực tập trung sinh sống; của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Văn hóa và lối sống cũng từ đó mà phong phú hơn.

Không chỉ là cô bán bánh dễ thương; anh tài xế vui vẻ hay người chú bảo vệ nhiệt tình; tôi còn ấn tượng hơn cả với nét dịu dàng, điềm đạm và thanh lịch của những bạn trẻ nơi đây.

Có lẽ, chính sự hiền hòa, đáng mến đằng sau vẻ đẹp khỏe khoắn; căng tràn sức sống ấy, đã giúp H’Hen Niê vượt qua hàng trăm cô gái khác; trở thành thí sinh đồng bào dân tộc thiểu số đầu tiên; đăng quang thuyết phục trong một cuộc thi sắc đẹp tầm cỡ, trở thành niềm tự hào của người dân Đắk Lắk. 

Nắng là thế, gió là thế, nhưng Buôn Mê Thuột; vẫn là một điểm đến thú vị cho bất cứ ai tò mò về quê hương của tân hoa hậu; nơi cái đẹp của đất và người cùng hòa hợp, tỏa sáng rực rỡ dưới nắng đại ngàn.

Tips du lịch Buôn Mê Thuột cho bạn

– Các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Buôn Mê Thuột. Buôn Đôn, Buôn Hồ, Hồ Lắk, buôn Ako Dhong (Cô Thôn); hồ Ea Kao, cụm thác Dray Nur – Dray Sap – Gia Long; biệt điện Bảo Đại, vườn quốc gia Yok Don; khu du lịch sinh thái Ko Tam, làng cà phê Trung Nguyên…

– Từ TP. HCM, bạn có thể đi xe khách của Kumho, Mai Linh… đến Buôn Mê Thuột; với giá vé từ 200.000 – 250.000 đồng/lượt, mỗi chuyến xe kéo dài khoảng 8 tiếng. Nếu đi máy bay, bạn có thể mua vé của các hãng Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar; với giá từ 1.000.000 – 1.500.000 đồng/vé khứ hồi. Thời gian bay khoảng 1 tiếng. Sân bay cách trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 15km.

– Thời điểm lý tưởng để du lịch Buôn Ma Thuột là vào tháng Ba; (thời điểm diễn ra lễ hội đua voi Bản Đôn) và tháng Mười Hai (mùa hoa dã quỳ nở, cùng nhiều lễ hội đặc sắc).

Bài: Lê Lộc
Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua