Du lịch Bình Định thăm những làng nghề truyền thống đặc sắc

Vài năm gần đây, Bình Định lại nổi lên như một địa điểm du lịch biển đảo tuyệt đẹp. Nhưng bạn có biết, nơi đây còn có nhiều làng nghề với truyền thống từ nhiều thế kỷ qua.

Du lịch Bình Định, nếu muốn thưởng cảnh thiên nhiên; chắc chắn bạn sẽ biết đến Eo Gió, Kỳ Co hay bãi đá trứng Ghềnh Ráng. Nhưng nếu muốn hiểu thêm về bản sắc văn hóa địa phương; TTGĐ mời bạn cùng ghé thăm những làng nghề truyền thống đặc sắc và thú vị dưới đây.

Người Bình Định thường phàn nàn rằng; câu hỏi họ được nghe nhiều nhất từ những người bạn khắp cả nước là “Biết… võ không?”. Vài năm gần đây; Bình Định lại nổi lên như một địa điểm du lịch biển đảo tuyệt đẹp. Nhưng bạn có biết; nơi đây còn có nhiều làng nghề với truyền thống từ nhiều thế kỷ qua.

Du lịch Bình Định: Phiên chợ tảng sáng

Có lẽ ít ai biết, du lịch Bình Định là một trong những nơi sản xuất nón lá truyền thống; nhiều nhất cả nước. Nghề chằm nón đã hiện diện trên vùng đất này hàng thế kỷ qua; và vẫn tiếp tục phát triển bất chấp mọi thăng trầm. Tuy nhiên, điểm độc đáo mà du khách không nên bỏ qua; khi đến làng nón Gò Găng, An Nhơn, Bình Định là phiên chợ buổi sáng sớm.

du lịch Bình Định du lich Binh Dinh

Đúng như truyền thống từ rất lâu đời; phiên chợ nón lá diễn ra từ khoảng 2h sáng, đến khi trời sáng tỏ thì nghỉ. Bên cạnh thời gian họp chợ kỳ lạ; điểm độc đáo của chợ nón còn là ở việc người mua ngồi yên một chỗ, còn người bán lại là người mang hàng đi vòng quanh chợ; để tìm người trả giá tốt nhất.

Người bán có thể là bất cứ ai; từ những bà nội trợ dành thời gian nhàn rỗi trong ngày để chằm nón đến cô sinh viên tranh thủ kiếm thêm khi về quê nghỉ hè. Cả một vùng Gò Găng này, có lẽ không có gia đình nào không có người làm nghề chằm nón lá.

Du lịch Bình Định: Làng nón ngựa Phú Gia

Nếu ở Gò Găng, nón lá bình dân được bán với giá chỉ vài chục nghìn đồng; thì ở cách đó không xa, nón ở làng Phú Gia được bán với giá lên đến hàng trăm nghìn đồng; ngay tại chính nơi sản xuất.

Nón làng Phú Gia được mọi người quen gọi là nón ngựa; bởi chúng rất dẻo dai, bền bỉ, thích hợp để đội khi phải vận động ngoài trời nhiều; đơn cử là hoạt động cưỡi ngựa. Những chiếc nón ngựa ở đây tựa như những tác phẩm thủ công xứng tầm nghệ phẩm bởi sự cầu kỳ, tỉ mỉ; và các chi tiết độc đáo trong từng đường nét.

Thời phong kiến, nón ngựa Phú Gia chỉ dành cho tầng lớp chức sắc quan lại, hoàng thân quý tộc; hoặc chỉ dùng trong những dịp đại hỉ. Một chiếc nón ngựa phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp mới hoàn thành. Chính vì thế, giá thành khá cao so với mặt bằng chung. Nghệ nhân có thể phải tốn nhiều ngày liền; mới hoàn thành xong chiếc nón.

Nón ngựa đầu tiên được bện bằng những sợi nan nhỏ như sợi chỉ. Sau đó, người làm nón sẽ thêu lên đó các họa tiết bằng chỉ màu; rồi chằm lên lớp lá mỏng.

Các họa tiết được thêu trên nón ngựa thường là hoa, lá, chim công, chim trĩ; hay tứ linh long – lân – quy – phụng. Hoặc thậm chí, nhiều người còn yêu cầu thợ làm nón thêu cả tên mình lên nón; như một vật kỷ niệm cá nhân.

Chóp của nón lá Phú Gia thường được để trần; hoặc phủ chóp hình quả trám; được làm từ đồng hoặc bạc với các đường nét chạm trổ công phu. Độ tinh xảo càng cao, chiếc nón lá lại càng giá trị.

Du lịch Bình Định: Đặc sản bún Song Thằn

Sau hai làng nón, bạn đừng quên ghé qua làng An Thái, tham quan các lò làm bún Song Thằn nức tiếng cả nước.

Bún Song Thằn tương truyền đã có mặt từ thế kỷ XVIII và là nghề cha truyền con nối ở nơi đây. Nguyên liệu chính để làm bún là bột đậu xanh nguyên chất. Hạt đậu sau khi phơi nắng cho thật khô, sẽ được ngâm với nước lạnh một ngày để nở đều. Sau đó, người ta xay đậu, để lắng rồi đem phơi khô trước khi làm bún.

Người ta cho rằng chỉ có nước sông Côn ở làng An Thái mới tạo ra món bún Song Thằn ngon nhất. Công đoạn phơi bún cũng kỳ công không kém quá trình xay bột. Được biết, tháng Ba đến tháng Sáu hàng năm được xem là thời điểm lý tưởng để cho ra những mẻ bún Song Thằn ngon nhất.

Bài & Ảnh: Hoàng Sơn
Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua