Bạn có biết rằng, vùng biên giới Tây Nam của nước ta; chỉ cần đi loanh quanh huyện Tri Tôn, du lịch An Giang; bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những phong cảnh tuyệt đẹp; từng đem về vô số giải thưởng cho các nhiếp ảnh gia.
Du lịch An Giang: Hàng thốt nốt trong mơ
Ít ai ngờ rằng, hình ảnh hàng cây thốt; đứng soi bóng bên mặt nước lung linh, kỳ ảo; từng xuất hiện trên rất nhiều tạp chí, đoạt giải ảnh Việt Nam và quốc tế; lại nằm khiêm tốn sau lưng một ngôi chùa Khmer ở Tri Tôn. Để có những tấm ảnh đẹp nhất; bạn phải đến chùa thật sớm, trước lúc mặt trời mọc khoảng 30 phút. Đi qua sân chùa, vòng ra cửa sau, men theo lối mòn ven bờ ruộng; mà cỏ dưới chân còn ướt đẫm sương đêm khoảng 50m nữa, bạn mới tới được nơi cần tới.
Bạn không phải chờ đợi lâu, vì trời lúc đó cũng đã bắt đầu hửng sáng. Chắc chắn bạn sẽ không kìm được sự phấn khích của bản thân; khi trước mắt bạn là hàng cây thốt nốt đang soi bóng lên mặt ruộng ngập nước. Từ xa xa, mặt trời cũng dần ló dạng. Bình minh thay đổi màu sắc liên tục; khiến ta ngỡ như mình đang lạc vào một bộ phim cổ tích. Còn nếu đang cầm máy ảnh, kiểu gì bạn sẽ không cưỡng lại được mỹ cảnh này mà bấm liên hồi.
Khi mặt trời đã lên hẳn, quay lại chùa; bạn sẽ thấy cảnh các sư thầy và tỳ kheo trong chùa đang chuẩn bị cho một ngày mới. Du lịch An Giang thanh bình biết mấy!
Du lịch An Giang: Non nước hữu tình ở đồi Tà Pạ
Đồi Tà Pạ, du lịch An Giang, nằm không xa ngôi chùa với hàng thốt nốt “thần thánh”. Bạn hãy dùng bữa sáng thật nhanh; để còn kịp khám phá nơi này. Trên đỉnh đồi có một “Tuyệt Tình Cốc” với hồ nước trong xanh tuyệt đẹp. Cảnh vật xung quanh tĩnh lặng và nên thơ; đẹp như một bức tranh thủy mặc.
Đứng trên đỉnh đồi cao lộng gió; phóng tầm mắt ra thung lũng Tà Pạ bên dưới; bạn sẽ được chiêm ngưỡng bức họa đồng quê sinh động, rực rỡ của thiên nhiên, được ánh nắng ban mai soi chiếu.
Những đồng lúa hai màu vàng – xanh đan vào nhau như một bàn cờ đầy màu sắc; trải dài thẳng cánh cò bay. Dưới đó, những người nông dân cũng tất bật ra đồng; với hình ảnh “con trâu đi trước, cái cày theo sau” từ lâu đã đi vào thi ca nhạc họa.
Du lịch An Giang: Thăm chùa Hàng Còng, thấy lòng an nhiên
Từ Tri Tôn, rẽ qua đường vào thị trấn Ba Chúc, du lịch An Giang; khoảng 10 phút đi xe; bạn sẽ đi trên đoạn đường dẫn vào một ngôi chùa Khmer có tên là Hàng Còng. Ấn tượng nhất vẫn là hàng cây còng mọc hai bên vệ đường dẫn vào chùa. Đây cũng là nơi sản sinh ra vô số tác phẩm nhiếp ảnh đoạt giải.
Đứng trên con đường này; bạn sẽ thấy mình như trở về tuổi thơ hồn nhiên; với những ngày rong chơi đầu ngõ. Trẻ em ở đây cũng không lấy gì làm lạ trước những kẻ viễn du; lúc nào cũng thích chĩa ống kính máy ảnh vào chúng. Nhiều đứa trẻ còn vô tư chơi rượt bắt, trốn tìm; lăn vỏ xe quanh đó, giúp bạn có thêm nhiều khoảnh khắc đẹp để ghi dấu.
Tuy nhiên, điều hấp dẫn nhất ở nơi này bắt đầu vào khoảng 10h sáng. Lúc này, các sư thầy từ trong chùa lần lượt đi ra; theo từng tốp, bắt đầu hành trình khất thực. Từng nhóm các nhà sư, trong sắc cam của áo cà sa; chậm rãi bước đi trên đôi chân trần, bên cạnh là một cậu bé chạy theo phụ trách bưng bê. Cảnh sắc từ đó lại thêm thiền tịnh và thư thái.
Du lịch An Giang: Rừng tràm Trà Sư – Thiên đường xanh ngập nước
Buổi chiều, bạn đừng quên ghé thăm rừng tràm Trà Sư; du lịch An Giang; để trải nghiệm một chuyến tham quan bằng xuồng máy, len lỏi giữa rừng tràm ngập nước. Nơi đây, đoàn tôi đi được chia thành từng nhóm nhỏ; lên các con đò với những cô lái đò dễ thương, lãng đãng trôi theo những con kênh nhỏ trong rừng. Hành trình này mang đến nhiều cảm xúc khó tả; khi con đò lướt nhẹ trên mặt nước phủ đầy bèo tấm; xung quanh chỉ có tiếng chim hót, tiếng mái chèo khua nước nhẹ tênh.
Ở giữa rừng tràm, đoàn tham quan du lịch An Giang được thưởng thức một bữa trưa đậm đà vị quê; với những món ăn dân dã như cá lóc nướng, gà thả vườn… Sau đó, tất cả lại một lần nữa xuống đò để băng qua thiên đường màu xanh lá; trở về với thực tại.
Du lịch An Giang: Đặc sản mùa nước nổi
Về vùng tam giác Tri Tôn – Tịnh Biên – Châu Đốc, du lịch An Giang mùa nước nổi; bạn sẽ chứng kiến nhiều cảnh đẹp khác của miền Tây sông nước. Nếu gặp may, trên đường đi, bạn sẽ bắt gặp cảnh len trâu; với đàn trâu hàng chục con lội dưới cánh đồng ngập nước. Hình ảnh giống như trong bộ phim Mùa len trâu nổi tiếng; của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh. Bạn cũng sẽ được ngắm những đàn vịt chạy đồng và bâng khuâng nghĩ về tác phẩm Cánh đồng bất tận; của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.
Hoạt động thể thao – văn hóa sôi nổi nhất của đồng bào vùng này là lễ hội đua bò; được tổ chức tại các sân chùa hoặc đồng lớn. Dự kiến, lễ hội đua bò năm 2018; sẽ được tổ chức trong khoảng tháng Chín và tháng Mười dương lịch.
Bài: Sơn Trần
Tiếp Thị Gia Đình