Việt Nam cần thêm nhiều đô thị sinh thái để phát triển bền vững

TP. HCM ngày càng được mở rộng và xuất hiện nhiều hơn những khu đô thị mới, mang đến nhiều lựa chọn cho chúng ta. Tuy nhiên, sự sụt giảm sức mua căn hộ thời gian qua đã chỉ ra một nhu cầu mới: thiếu đô thị sinh thái

Khách mua nhà giờ đã khác xưa. Người ta bắt đầu tự hỏi nơi nào thực sự đáng sống? Do đó, để có thể thuyết phục được khách hàng ngày nay; câu chuyện không phải nằm ở việc dự án mới có thêm nhiều tiện ích hạ tầng. Đó phải là đô thị sinh thái, lấy chất lượng cuộc sống con người làm trọng tâm để phát triển bền vững.

Tuy khó nhưng cũng phải hướng đến

Không phải đến bây giờ khái niệm đô thị sinh thái mới được đề cập trong phát triển đô thị Việt Nam. Từ chục năm trước, điều này đã được nhắc tới như một mục tiêu của phát triển bền vững. Không đơn thuần chỉ là mật độ cảnh quan cây xanh, sạch đẹp; khu đô thị sinh thái còn là khả năng dân cư có thể tiếp cận, trải nghiệm được các dịch vụ sống cơ bản một cách tốt nhất.

Đó là hài hòa giữa thiên nhiên, là một nơi chốn tiện ích; đa chức năng, đáp ứng mọi nhu cầu về nhà ở, văn phòng; vui chơi, giải trí cao cấp và hiện đại.
Để tạo nên một quần thể đô thị sinh thái không phải dễ; bởi đô thị này phải có sự sắp đặt hài hòa mang hơi hướng nghệ thuật. Đô thị đó phải được kiến tạo để dung hòa giữa phong cách kiến trúc đương đại với môi trường tự nhiên xung quanh; tạo nên các công trình bền vững, mang lại cuộc sống đầy đủ, tiện nghi và trọn vẹn.

Đặc biệt, ở đó con người được đặt làm trọng tâm phát triển và lấy mối liên kết với thiên nhiên làm chủ đạo để hình thành nên một không gian sống hoàn thiện.

Theo PGS.TS. Lưu Đức Hải – Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam; đối với đô thị sinh thái, “gần gũi” là điều có ý nghĩa quyết định. Nếu như có một chỉ số đơn lẻ để xác định đô thị sinh thái; đó chính là khả năng dân cư có thể tiếp cận hầu hết dịch vụ cơ bản bằng cách đi bộ, đi xe đạp; vận chuyển bằng các phương tiện giao thông công cộng.

Thực hiện tốt vấn đề mật độ là điều mà chính quyền đã và đang làm khi áp dụng các nguyên tắc của đô thị sinh thái vào trong các quy hoạch. Hiện có rất nhiều quy hoạch đô thị bê tông hóa cao. Chúng ta cần có thêm thế hệ các nhà kiến trúc quy hoạch mới với những tác phẩm quy hoạch hài hòa với thiên nhiên.

Tín hiệu từ các ông lớn

Khi nền kinh tế thị trường phát triển, việc tìm kiếm một môi trường sống tốt để làm việc; thư giãn là mong muốn của mọi người. Để đáp ứng điều đó, các chủ đầu tư bắt đầu ấp ủ những dự án đô thị sinh thái vừa và nhỏ. Mạnh tay nhất có thể kể đến VinGroup.

Ông lớn này đã bắt tay vào xây dựng khu đô thị sinh thái với những tổ hợp tiện ích ngay bên trong dự án; đáp ứng tất cả nhu cầu của toàn bộ cư dân, nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí… Có thể kể đến Vinhomes Golden River, với quy mô 25,29 ha trong đó chỉ dành 18,6% xây dựng. Diện tích còn lại đưa vào mục đích phát triển cây xanh và hệ thống tiện ích.

Một dự án sẽ làm thay đổi bộ mặt thị trường của Vingroup nữa là Vincity Grand Park. Đây là dự án được dự báo có nguồn cung khá lớn; đầu tư theo mô hình của Singapore để tạo nên một khu đô thị công viên xanh đúng nghĩa; với giá cả hợp lý dành cho tầng lớp trung lưu và bình dân.

Một cái tên cần được nhắc tới là Phú Long với khu đô thị Dragon City. Đây là một trong những không gian sống đáp ứng cơ bản mô hình đô thị sinh thái tại Đông Sài Gòn. Được thiết kế bởi các kiến trúc sư đến từ Singapore, Dragon Village được ví như một “Oasis Garden – Phố trong vườn”, nơi giao thoa, đan xen giữa “không gian sống – làm việc – vui chơi – học tập” chất lượng.

Các kiến trúc sư đã sắp xếp hành từng khu compound; bao quanh bởi những tuyến phố thương mại sôi động, những mảng cây xanh trải dài; những hồ cảnh quan thơ mộng, tạo nên môi trường sống yên bình, riêng biệt nhưng vẫn đầy đủ tiện ích và mang tiềm năng giá trị gia tăng.

Hơn 70% diện tích của đô thị sinh thái sẽ dành cho cây xanh, mặt nước và hồ cảnh quan giúp đối lưu không khí tốt,đem tới môi trường sống trong lành, chất lượng sống cao cấp. Đây tất yếu là lựa chọn của tương lai, của đầu tư dài hạn.

Các tiêu chí của đô thị sinh thái

– Về kiến trúc, các công trình trong đô thị sinh thái phải đảm bảo khai thác tối đa các nguồn mặt trời; gió và nước mưa để cung cấp năng lượng và đáp ứng nhu cầu nước của người sử dụng. Thông thường là nhà cao tầng để dành mặt đất cho không gian xanh.

– Sự đa dạng sinh học của đô thị phải được đảm bảo với các hành lang cư trú tự nhiên; nuôi dưỡng sự đa dạng sinh học và đem lại sự tiếp cận với thiên nhiên để nghỉ ngơi giải trí.

– Giao thông và vận tải cần hạn chế bằng cách cung cấp lương thực và hàng hóa chủ yếu nằm trong phạm vi đô thị hoặc các vùng lân cận. Phần lớn dân cư đô thị sẽ sống và làm việc trong phạm vi bán kính đi bộ hoặc xe đạp để giảm thiểu nhu cầu di chuyển cơ giới. Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng nối liền các trung tâm để phục vụ nhu cầu di chuyển xa hơn của người dân. Chia sẻ ô tô con địa phương cho phép mọi người chỉ sử dụng khi cần thiết.

– Công nghiệp của đô thị sinh thái sẽ sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa có thể tái sử dụng; tái sản xuất và tái sinh. Các quy trình công nghiệp; bao gồm cả việc tái sử dụng các sản phẩm phụ và giảm thiểu sự vận chuyển hàng hóa.

– Kinh tế đô thị sinh thái là một nền kinh tế tập trung sức lao động; thay vì tập trung sử dụng nguyên liệu, năng lượng và nước. Nhằm duy trì việc làm thường xuyên và giảm thiểu nguyên liệu sử dụng.

Bài: LAM HÀ

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua