Ngày 10-7-2018, cả thế giới thở phào nhẹ nhõm; khi lực lượng SEAL Hải quân Thái Lan xác nhận 12 cầu thủ nhí và 1 huấn luyện viên của đội bóng bị mắc kẹt 18 ngày trong hang Tham Luang, Chiang Rai; đã được giải cứu thành công. Chiến dịch giải cứu đội bóng được giới chức Thái Lan tiến hành; với sự hỗ trợ của các chuyên gia, thợ lặn với bình dưỡng khí, lực lượng cứu hộ và tình nguyện viên quốc tế. Chiến dịch giải cứu được chia làm nhiều đợt; và thu hút sự theo dõi đến từng phút từng giây của hàng triệu người trên thế giới.
Trong niềm vui trước cuộc giải cứu đội bóng thiếu niên thành công của cả thế giới; vẫn có không ít người tưởng nhớ đến cựu đặc nhiệm SEAL Thái Saman Kunan; người đã hy sinh bản thân mình trong quá trình cứu hộ đội bóng bị mắc kẹt bên trong hang động. Saman Kunan là một cựu đặc nhiệm SEAL Hải quân Thái Lan. Anh thiệt mạng hôm ngày 5-7 khi đang lắp các bình ô-xy dọc theo đường dẫn đến nơi đội bóng bị mắc kẹt. Anh chết trên đường trở ra; nơi còn cách cửa hang khoảng 1,6 km.
“Khi hoàn thành nhiệm vụ, Saman lặn trở ra. Tuy nhiên, giữa lúc trở về, đồng đội phát hiện anh bất tỉnh; và cố gắng cấp cứu nhưng bất thành”; lực lượng SEAL Hải quân Thái Lan cho biết trong một thông báo.
Không chỉ sự ra đi của Saman, việc các thành viên đội bóng bị kẹt trong hang chưa từng lặn; thậm chí có người còn chưa biết bơi, chính là bài toán khó; khiến lực lượng SEAL Hải quân Thái Lan và các chuyên gia quốc tế phải đau đầu suy nghĩ; khi tìm phương án giải cứu an toàn nhất cho các cậu bé.
Dù là ở sông, biển hay trong hang động, lặn với bình dưỡng khí là một hoạt động phức tạp; đòi hỏi thợ lặn phải có hiểu biết lẫn kinh nghiệm để không gặp phải những sự cố đáng tiếc. 10 điều thợ lặn với bình dưỡng khí cần phải biết dưới đây; sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích về bộ môn này.
10 điều không thể không nhớ khi đi lặn với bình dưỡng khí
Đừng chạm vào bất cứ thứ gì:
Lưng của một chú rùa biển hay bề mặt san hô đều làm chúng ta tò mò; và muốn tận tay chạm vào. Nhưng không, đừng táy máy bất kỳ thứ gì xung quanh khi bạn đang lặn. Không chỉ gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, sự phản ứng của các loài sinh vật; khi bị chạm vào có thể dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc nếu bạn không đủ bình tĩnh để kiểm soát, xử lý.
Kỹ năng nổi:
Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà một thợ lặn với bình dưỡng khí cần phải làm chủ. Hít thở và điều chỉnh thế nào để chìm xuống, nổi lên hay sử dụng bình dưỡng khí ra sao nếu muốn thay đổi độ sâu. Tất cả đều rất quan trọng. Đừng xuống nước khi bạn còn chưa nắm rõ tường tận về bình dưỡng khí và kỹ thuật lặn.
Để ý chân vịt:
Nếu không để ý chân vịt, bạn sẽ không thể biết liệu chúng có đang gặp trục trặc, hư hỏng hay có đang đá vào mặt của người lặn cùng bạn hay không. Khi cảm nhận được chân vịt của mình vừa đạp phải thứ gì đó, hãy dừng lại và xem xét. Dùng tay để kiểm tra nếu cần thiết. Bất cứ khi nào lặn đến một khoảng cát trống, hãy dùng thời gian đó để kiểm tra chân vịt của bạn.
Kiểm soát ô-xy:
Hãy luôn ưu tiên cho việc kiểm soát lượng ô-xy bạn có trong bình dưỡng khí. Không chỉ là về khoản an toàn khi lặn, biết rõ mình còn bao nhiêu dưỡng khí, bạn sẽ tận dụng thời gian lặn của mình tốt hơn.
Không bao giờ vượt quá giới hạn của bạn:
Dù thế giới ở tầng nước sâu hơn làm bạn bị kích thích tột độ, cũng đừng bao giờ vượt quá giới hạn lặn của bản thân. Người ta có lý do để giới hạn và đào tạo lặn cho bạn ở độ sâu hợp lý, đủ để bạn có cho mình những trải nghiệm tuyệt vời nhưng vẫn đảm bảo an toàn tính mạng. Khi tính mạng bạn phụ thuộc vào nhiều dụng cụ và trách nhiệm của nhiều người, mạo hiểm không phải là một ý định khôn ngoan.
Đừng phụ thuộc vào những lời “mách nước” của các thợ lặn khác:
Nhiều người lặn lần đầu, hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm, thường nghe theo những “mánh khóe” từ bạn bè biết lặn để tự ý làm sai quy tắc, lặn xuống những tầng sâu hơn hoặc trái kế hoạch. Nếu đó không phải là những gì bạn được đào tạo để lặn, xin đừng làm. Người duy nhất có thể cho bạn lời khuyên tốt nhất khi lặn chính là người đào tạo và hỗ trợ lặn cho bạn.
Thỏi bong bóng:
Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng khi lặn với bình dưỡng khí. Có rất nhiều cách để kéo dài thời gian lặn, do đó, bạn không cần phải giữ hơi thở quá lâu. Hành động này chẳng những không kéo dài thời gian lặn mà còn rất nguy hiểm.
Thiết bị lặn:
Hãy chăm sóc thiết bị lặn của bạn và thiết bị lặn của bạn sẽ chăm sóc bạn. Nếu đã xếp xó đồ lặn, bình lặn, chân vịt lặn… quá lâu, hãy mang chúng ra kiểm tra để đảm bảo rằng chúng vẫn sẵn sàng cho chuyến lặn tiếp theo của bạn.
Tập trung khi được hướng dẫn:
Không có gì tệ hơn một thợ lặn phớt lờ buổi hướng dẫn lặn với bình dưỡng khí, dẫn đến bị lạc hoặc làm hỏng việc lặn của cả đội. Nên nhớ, lặn cũng là một môn thể thao rèn luyện tính tự giác, kỷ luật và trách nhiệm.
Đừng chạm vào bất cứ thứ gì:
Điều này đã được đề cập phía trên, nhưng vẫn đáng để nhắc lại một lần nữa. Đừng chạm vào bất cứ thứ gì dưới nước. Điều này thực sự rất quan trọng. Nếu ai lặn xuống nước cũng chỉ chạm vào một thứ, thì thứ đó sẽ chẳng còn tồn tại nữa.