Đạo diễn Charlie Nguyễn hào hứng với vai trò mới: Creative Producer

“Ở Hollywood, vị trí Creative Producer khá phổ biến, nhưng ở Việt Nam thì hầu như chưa thấy. Chính vì vậy, tôi muốn thử xem nếu sản xuất một bộ phim, đạo diễn có thêm một sự hỗ trợ từ Creative Producer thì hiệu quả thế nào”, đạo diễn Charlie Nguyễn chia sẻ

Từng thắng doanh thu phòng vé với nhiều phim như Để mai tính, Long ruồi, Tèo em…; đạo diễn Charlie Nguyễn lại tiếp tục thành công với bộ phim Chàng vợ của em. Sau cột mốc về doanh thu ấn tượng 35 tỷ đồng trong tuần đầu; 70 tỷ đồng sau 11 ngày công chiếu; bộ phim chính thức lọt vào top 5 phim Việt có doanh thu cao nhất mọi thời đại với 86 tỷ đồng.

Sau cuộc gặp gỡ với hai diễn viên chính trong Chàng vợ của em; là Phương Anh Đào và Hứa Vĩ Văn ở những số trước; mời độc giả TTGĐ cùng trò chuyện với đạo diễn Charlie Nguyễn. Anh có nhiều chia sẻ thú vị về bộ phim; cũng như những ấp ủ về nghề nghiệp trong tương lai.

Làm phim không chỉ vì doanh thu

Xin chào đạo diễn Charlie Nguyễn. Trong Chàng vợ của em, nhân vật Mai và Hùng quá khác nhau về ngoại hình; địa vị xã hội lẫn tính cách. Nhiều khán giả cho rằng, trong thực tế thì họ sẽ rất khó thích nhau. Anh có nghĩ vậy không?

Tôi nghĩ điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Chúng ta luôn cảm thấy xây dựng một bức tường chắn che dấu chính mình; dễ hơn là phô bày con người thật của mình ra. Vì vậy nếu Mai nhìn vào bề ngoài của Hùng sẽ khó mà chú ý đến anh ta. Hùng cũng khó gần gũi được với một cô gái như Mai.

Nhưng thật may số phận đã khiến họ có cơ hội được nhìn thấy những mặt sâu kín bên trong; vốn được che đậy kỹ của đối phương. Họ còn phải bỏ hết tất cả “bên ngoài” tươm tất; để bộc lộ bên trong “xù xì, gồ ghề” của chính mình.

Cái này không phải là dễ dàng bởi cái “tôi” cùng ý thức sĩ diện trong mỗi cá nhân cao; kiên cố như bức tường thành. Việc họ nhận ra mình cần nhau không còn khác nhau mấy nữa; giống như việc bạn đừng chỉ đánh giá một bài báo bằng cái title; nội dung của nó luôn khiến người đọc bất ngờ, chiêm nghiệm được nhiều thứ.

Vậy qua bộ phim mới nhất này, anh muốn khán giả chiêm nghiệm điều gì?

Câu chuyện trong bộ phim này như một lời nhắc nhở; chính những con người đang tự cho rằng mình cô đơn cần nhìn lại chính mình. Khi đến với nhau, mở lòng chính là lúc ta đón nhận những thứ sâu thẳm hơn từ bên trong mỗi người. Chúng ta sẽ thấy con người thực ra không khác nhau mấy về mặt tâm hồn. Họ đều có nhiều điểm chung. Ai cũng cần có tình thân, được chia sẻ; cần yêu và được yêu. Khi chúng ta thay đổi quan niệm và đón nhận mọi điều khác biệt bên ngoài; thì ai cũng dễ dàng gần nhau.

Chàng vợ của em có doanh thu tốt, nhưng không làm nên kỳ tích như Em chưa 18. Anh có buồn không?

Thật lòng mà nói thì tới thời điểm này tôi hài lòng với những gì phim đạt được. Vì những gì cần cố gắng và hoàn thiện; thì cả ê-kíp đã làm tốt nhất có thể rồi.

Mỗi bộ phim đều có một đời sống và con đường riêng sau khi ra rạp. Doanh thu cũng quan trọng; nhưng tôi quan tâm đến những gì mà khán giả đón nhận về phim hơn. Bởi tôi làm phim không phải chỉ vì doanh thu.

Tôi quan tâm đến việc mình chia sẻ câu chuyện; có bao nhiêu khán giả đồng cảm với cách kể chuyện đó của mình. Đồng thời, tôi cũng chú ý đến những bài học chưa hoàn thiện từ trong quá khứ. Sau khi đã cải thiện ở những sản phẩm mới; thì cho ra được hiệu quả thế nào, cải thiện chất lượng ra sao.

đạo diễn Charlie Nguyễn

Đã đến lúc đứng sau hỗ trợ tài năng trẻ

Với anh, giữa công việc của một producer và đạo diễn, cái nào cực hơn?

Tôi vẫn nghĩ công việc chính của mình là đạo diễn. Còn nhà sản xuất chỉ là một công việc; giúp tôi nắm rõ toàn vẹn quy trình sản xuất một sản phẩm điện ảnh hơn thôi. Khi bạn muốn làm một nhà sản xuất tốt; thì trước tiên bạn phải thực sự yêu phim ảnh; phải luôn nung nấu trong đầu và mong muốn bộ phim ra đời.

Nhà sản xuất là người đồng hành cùng đạo diễn; cả ê-kíp đoàn phim để cùng nhau kể câu chuyện chung bằng một sản phẩm điện ảnh. Họ cũng yêu phim của họ như chính biên kịch; đạo diễn dồn tâm huyết vào từng cảnh quay; từng chi tiết kịch bản…

Còn nếu nhà sản xuất chỉ đặt đến yếu tố tiền bạc; chi phí sản xuất và doanh thu lên hàng đầu; thì có thể nếu may mắn, bạn sẽ thành công một vài phim đầu. Nhưng sau đó thì công việc sản xuất phim của bạn sẽ rơi vào trạng thái may rủi; xác suất thành công sẽ thấp.

Anh nghĩ khán giả có nhận biết được tâm huyết của ê-kíp dành cho bộ phim của họ không?

Nếu để ý sẽ thấy trên thị trường hiện nay; những nhà sản xuất chỉ chú tâm đến doanh thu hiện diện không ít. Chẳng cần là dân trong nghề; khán giả đơn thuần cũng thấy được chuyện này. Tôi tin khán giả Việt rất thông minh. Họ chắc chắn sẽ thích; hay ít nhất cũng luôn ủng hộ một sản phẩm của những nhà làm phim yêu “đứa con tinh thần” của họ rất nhiều.

Khán giả cũng sẽ từ chối ủng hộ những bộ phim được coi là sản phẩm để kinh doanh. Họ không nói ra thôi nhưng chúng ta dễ dàng nhận thấy; hành động thực tế của họ khi đến rạp đón nhận phim Việt.

Là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực làm phim; anh có thể chia sẻ cách giải quyết vấn đề chưa thống nhất giữa nhà sản xuất; đạo diễn trong quá trình thực hiện phim?

Trong mỗi vai trò, cách nhìn nhận luôn khác nhau. Bản thân mình cần cho các cộng sự hiểu được vì sao mình đến với dự án này; thấy được tâm huyết để làm tốt nhất có thể mọi thứ.

Việc chia sẻ chân thành, thái độ nghiêm túc khi làm việc; có thể làm các đối tác của bạn thay đổi tư duy. Hay ít nhất cũng khiến cho họ hiểu; thông cảm hoặc chấp nhận trong giới hạn cho phép những yêu cầu của bạn.

Vậy anh sẽ quay lại vị trí đạo diễn hay sản xuất trong những dự án tiếp theo?

Dự án gần nhất của tôi là Hồn Papa, da con gái. Tôi tham gia với vai trò Creative Producer. Ở vai trò nào thì tôi cũng mong muốn đóng góp những kinh nghiệm tích lũy được; để tạo ra những bộ phim Việt chất lượng.

Tùy từng dự án, tính chất, tôi sẽ đảm nhận những vai trò khác nhau; như nhà sản xuất, đạo diễn, biên kịch, dựng phim… Tất cả đều tùy duyên.

Ở Hollywood, vị trí Creative Producer khá phổ biến; nhưng ở Việt Nam thì hầu như chưa thấy. Việc thêm một người có kinh nghiệm; khách quan đứng sau để tư vấn cho đạo diễn, nhà sản xuất về từng công việc chuyên môn; sẽ tạo thêm sức mạnh cho ê-kíp. Khi đứng trong vai trò là đạo diễn, tôi không có ai để “nhờ cậy”; mặc dù bản thân mình mong muốn có một người cố vấn như vậy.

Chính vì thế, tôi muốn thử xem nếu sản xuất một bộ phim; đạo diễn có thêm sự hỗ trợ từ Creative Producer thì hiệu quả thế nào. Tôi sẽ còn phải thực hiện thêm vài bộ phim nữa; thì tôi mới có đầy đủ trải nghiệm để chia sẻ về vị trí thú vị này. Đã đến lúc tôi nghĩ mình nên đứng sau hỗ trợ những tài năng trẻ; bằng chính kinh nghiệm của mình.

Cảm ơn đạo diễn Charlie Nguyễn đã chia sẻ.

Bài: Bình Blue
Tiếp Thị Gia Đình

đạo diễn Charlie Nguyễn đạo diễn Charlie Nguyễn đạo diễn Charlie Nguyễn đạo diễn Charlie Nguyễn đạo diễn Charlie Nguyễn đạo diễn Charlie Nguyễn đạo diễn Charlie Nguyễn

Đừng bỏ qua