Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018: Thú đau thương – tác giả Thủy Đặng

Nhờ đất đai, nhiều gia đình đạp bùn đất biến thành tỉ phú. Liệu họ có hạnh phúc? Những thay đổi trong cuộc sống của họ được tái hiện trong truyện Thú đau thương tác giả Thủy Đặng gửi Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018

(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Một ngôi biệt thự vùng cận đô cho có không khí trong lành. Gần bệnh viện, cho ông; gần chợ, cho bà; gần trường học, cho mấy đứa nhỏ. Bấy nhiêu thôi đã đủ.

(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Nhưng trước khi xây biệt thự, ông vẫn đi du lịch đến Pháp và Ý một chuyến. Nói đến kiến trúc; ông thích nhất hai nước này. Nước Ý với những bức tượng và nhà nguyện nổi tiếng; mang đậm nét văn hóa văn minh cổ kính. Còn Pháp thì hiện đại mà lãng mạn với Eiffel và những cây cầu.
– Phần con, chỉ chiếc SH thôi, ba ha!? – Đứa con gái rượu nũng nịu
– Duyệt! Mỗi đứa một chiếc. Tư hữu thì ý thức giữ gìn mới cao. Cũng cần có một chiếc ô tô nữa chứ. Sống, đôi lúc cũng cần vi vu một chút để quên đi những nhọc nhằn một nắng hai sương đã chiếm quá nửa phận người rồi.

(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Ngôi biệt thự là sự kết hợp hài hòa giữa hai trường phái lãng mạn mà cổ kính; lẫn trong cái tổng thể Á – Âu rộng ba ngàn mét vuông ở vùng cận đô.

Hai tượng thiếu nữ Hy Lạp trong trang phục nửa kín nửa hở là hai cột đỡ lấy cái mái đón của ngôi biệt thự. Nền nhà được lót bằng đá cẩm thạch Tây Ban Nha mát rượi mà ông Tư thử đem phơi nắng vẫn không nóng lắm.

(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Gần ngôi biệt thự là một hòn non bộ to như một quả đồi, tiếng suối luôn róc rách chảy về cái âm thanh viên mãn. Ẩn dưới những gốc cây cạnh hòn non bộ là những bức tượng mang đậm chất hài miền Bắc; như: gã say ngồi ngất ngưỡng với nụ cười sảng khoái kéo dài tận mang tai; vẻ ung dung tự tại trong bộ đồ vá chằng chịt cái cơ hàn biếng nhát. Thị Mầu với con ve chó trên môi; tiêu biểu cho thứ đàn bà lắm chuyện; hay thằng bé chăn trâu đang cầm cu đái…

Đặc biệt, hồ tắm được xây bằng đá tự nhiên, nước trong xanh, xung quanh mặt hồ lát đá hoa cương.

Một cây cột đèn với những họa tiết kiểu Pháp, đêm, phả xuống mặt hồ ánh sang dìu dịu như ánh trăng rằm. Dưới chân cột đèn là bức tượng to như người thật – thằng gù nhà thờ Đức Bà. Quacimono và Esmeralda, người thiếu nữ mà thằng gù yêu thương. Phải mất năm lần bảy lượt sửa tới sửa lui nhà điêu khắc mới làm ông Tư hài lòng.

(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Bức tượng sống động đến độ người ta có cảm giác đôi vai của thằng gù run lên khi được ôm Esmeralda trong lòng. Đôi mắt gã nhìn Esmeralda với ánh nhìn khao khát làm sao; nhưng là nỗi khao khát cháy lòng của thứ tình đơn phương mà thánh thiện. Hạnh phúc và đớn đau đan xen vào nhau thành một thể thống nhất trong cái thân xác ghớm ghiếc mà trái tim thì nhân hậu nổi bật trên nền thảm cỏ xanh.

Phú quí sinh lễ nghĩa. Ông Tư đi dự tiệc nhiều hơn ăn cơm nhà, từ sinh nhật, thôi nôi, đầy tháng đến đám giỗ, đám hỏi, tân gia, cả những bữa tiệc tổ chức tận ngoài xa khơi Phú Quốc.

(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Có vẻ ông được sinh ra chỉ để dự tiệc. Ông uống nhiều hơn ăn, nên khi dọn về ngôi biệt thự đến nay đã hơn một năm, có mấy khi ông thấy mặt trời lặn. Khi ông tỉnh rượu cũng là lúc ánh sang từ ngọn đèn cảm quang đã kịp khỏa xuống mặt hồ. Trong dư âm men say, ông đứng tựa lưng vào cây cột đèn, chậm rãi rít sâu từng hơi thuốc để cảm nhận thật trọn vẹn sự vụn vỡ từ trái tim của con người bất hạnh – Quasimono.

Bà Tư lao vào thời trang như con thiêu thân. Bà không còn nhớ nổi mình có tất cả bao nhiêu đôi giày.

(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Đã năm mươi rồi mà đầu tóc vàng hoe như mấy cô diễn viên Hàn Quốc. Khi bước đi, bàn chân trước, bàn chân sau thẳng hàng như kẻ; mặt thì hênh hếch ánh nhìn vô cảm như mấy cô người mẫu thời trang trên sàn diễn.

(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Cũng may gia đình ông mới dọn về ở nên những người xung quanh không thấy được những thay đổi ở bà cái tính cách hợm hĩnh trưởng giả học làm sang. Trước mắt họ; bà là mẫu người giàu có thích chưng diện. Phần ông nghĩ cũng thương bà quá nửa đời lam lũ. Nhớ lại, khi ông chưa bán năm mẫu đất ở khu đô thị mới thì đôi dép của bà chẳng bao giờ là đôi dép lành lặn, không bết bùn đất. Thậm chí một cục xà bông thơm cũng là một thứ hàng xa xỉ đối với bà, nên ông chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở.

Riêng Mỹ Loan thì khó thể chấp nhận được. Nó ham chơi hơn ham học, quan hệ toàn cỡ con đại gia. Điểm học kì giờ đã dưới trung bình.

(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) “Thôi mà ba, cái đầu của con sắp nổ tung rồi! Vã lại, là con gái đâu cần phải học nhiều, chỉ cần sau này kiếm được thằng chồng tài giỏi là được rồi”.

Suy nghĩ của đứa con gái sao mà đơn giản. Có gì đó đang vỡ vụn trong tâm hồn ông. Đã có gì đó không bình thường trong gia đình ông. Những ngày ông bù khú với bạn bè ở Phú Quốc; là những ngày trên mâm cơm gia đình ông chỉ có mỗi người giúp việc. Nếu trước đây nỗi phiền muộn trong ông được định danh là cơm áo gạo tiền; thì nỗi lo của ông giờ đây còn chưa định hình cho một cái tên để gọi.

Cha con như mặt trời mặt trăng. Căn nhà rộng thênh thang; cửa nẻo (Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) luồng tuông đi khắp chẳng gặp đứa nào, chỉ gặp mỗi cô giúp việc. Hỏi đến thằng Huy mới biết nó thường xuyên vắng nhà; hết ngoại khóa đến đi thực tế vùng sâu vùng xa. Chỉ mỗi thằng Hoàng là dễ dạy; to đầu mà vẫn quấn quít bên mẹ như một đứa trẻ; gọi dạ bảo vâng. Ông không phải bận tâm về nó.

Khách đi đến bức tượng rồi chợt reo lên thích thú:
– Ồ! Quasimono, thằng gù nhà thờ Đức Bà! Xem ra ông anh tôi cũng lãng mạn thật.

(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Khuôn mặt ông Tư như dãn ra. Hơn một năm, đã có rất nhiều người đến với cái hồ tắm này, nhưng chẳng ai đoái hoài hay biết đến lai lịch của bức tượng. Mọi người chỉ chú ý đến dòng nước trong xanh, mặt hồ lát gạch uốn lượn.
– Đây là một nhân vật nổi tiếng, một trong những tác phẩm lớn của đại văn hào Victor Hugo.
Khách tỏ ra khá hiểu biết làm ông Tư càng hứng khởi thêm.
– Đấy…đấy! Tôi gặp chú ở đây như Bá Nha gặp Tử Kì vậy.
– Chơi có nhiều cách chơi. Chơi mà có chiều sâu như ông anh đây quả là hiếm, bởi không phải ai cũng biết ngụp lặn trong cái “thú đau thương” vậy đâu. Bái phục, bái phục!
– Khi Quasimono ôm lấy Esmeralda, từ trong đáy mắt đã vẽ ra cái khoảng cách mà tự hậu thằng gù biết rằng nó chỉ được phép đứng bên này cùng với nỗi bất hạnh. Ông Tư phấn khích nói.

Đồng thanh tương ứng. Chai rượu tây được ông Tư mang ra. Con gà rừng thuần chủng bấy lâu nhốt trong chuồng nay cũng bị mang ra xé phay đãi khách. Chưa bao giờ ông Tư uống rượu ngon như lúc này.

(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Càng lúc, ông càng khâm phục kiến thức của khách. Họ nói nhiều về hạnh phúc, về nỗi bất hạnh nhất là về thú đau thương, tiêu biểu là tác phẩm Thằng gù nhà thờ Đức Bà.
Khi chai rượu tây cạn, cũng là lúc khách sải tay nằm dài trên băng ghế đá. Như một thói quen, ông Tư lần hồi bước đến tựa lưng vào cây cột đèn, thư thả rít từng hơi thuốc dài…

Mỹ Loan vắng nhà đã ba hôm nay không thấy về, gọi điện thì không có tín hiệu. Con bé xưa nay chưa hề vắng nhà một đêm. Khi đi, lại đeo rất nhiều nữ trang trên người.

(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Bà Tư hai mắt quầng thâm vì mất ngủ, đi ra đi vô đứng ngồi không yên. Bà tự trách mình quá nuông chiều con cái mà nên nông nỗi.

Ông Tư như ngồi trên đống lửa, liên tục hút hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác. Tim ông như nghẽn, chờ tin từ công an gửi về. Ông không biết mình còn có thể chờ đến bao lâu. Ông thèm lắm một giấc ngủ bình yên. Một sáng mai thức dậy, uống xong ly cà phê rồi vác cuốc ra đồng. Nhưng là điều không thể.

Chỉ cách đây không lâu; chị giúp việc đã báo cho ông một cái tin không hay về thằng Hoàng; đứa con mà ông yêu thương và tin tưởng nhất lại nghiện ma túy.

Chị kể: Hôm ông đi Phú Quốc, nhà không còn ai, Hoãng đã dẫn bạn về, ngồi ở hồ bơi; Hoàng và hai người bạn nữa đã chuyền tay cho nhau một điếu thuốc. “Không nhầm được, anh hai con xưa cũng là dân nghiện nên con rất dễ nhận ra. Chỉ dân nghiện mới chuyền thuốc cho nhau như vậy”.

(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Mỗi chuyện thằng Hoàng hút xì ke đã khiến ông không muốn sống. Ông không biết những ông cha, bà mẹ khác có con nghiện ma túy sẽ như thế nào chứ riêng ông sống không bằng chết. Cái cảm giác bom nguyên tử nổ trên đầu ông hẳn sẽ dễ chịu hơn nhiều trước tin thằng Hoàng nghiện ma túy. Giấc ngủ của ông giờ đây chập chờn, đầy mộng mị.

Cứu cánh của ông là tự dối lòng mình, ông còn không hỏi thằng Hoàng để không phải đối mặt với sự thật, và ông mong cô giúp việc nhầm lẫm. Mặc dù ông có đến ba đứa con, nhưng mỗi đứa đều có chỗ đứng nhất định trong trái tim của ông; không ai có thể thay thế được. Cả đời ông làm việc không mệt mỏi là để lo cho chúng.

Đang đứng ngồi không yên, chợt có tiếng điện thoại reo, ông Tư nhanh tay chộp lấy. Số máy của thằng Huy.
– Ai vậy hả ông? – Bà Tư sốt ruột hỏi.
– Mang một tỉ sang Campuchia chuộc thằng Huy về – Ông Tư cay đắng.

(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Ông Tư lần ra cái hồ tắm như kẻ mất hồn. Đêm đã về. Ngọn đèn cảm quan đã phả xuống mặt hồ ánh sang lung linh, bàng bạc như ánh trăng. Tiếng suối ở hòn non bộ gần bên róc rách chảy về cái âm thanh viên mãn. Bức tượng thằng gù Quasimono nổi bật trên nền đá hoa cương.

(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Ông Tư tiến đến cái hình hài đầy vết tích khổ hạnh. Ánh sáng gờn gợn từ mặt hồ hắt lên một bên vai thằng gù, làm cho nó như đang run lên, cảm khái trước cái hạnh phúc không hề có thật. Ông Tư đưa hai tay ôm lấy vai thằng gù. Thứ đất đá vô tri, dưới bàn tay tài hoa của nhà điêu khắc đã mang đến cho ông những giây phút sảng khoái nhất trong men say hạnh phúc, thứ nghệ thuật đỉnh cao – Thú đau thương.

Đừng bỏ qua