(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Tôi là con đê làng. Bên phải tôi là dòng sông. Bên trái tôi là làng mạc, cánh đồng. Làm bạn với tôi còn có cậu học trò lớp trên. Các cậu ấy ngày nào cũng ra đây. Khi thì thả diều, khi thì chăn trâu . Thảng hoặc lại có trận thách đố nhau chơi trò chọi gà bằng cỏ.
Thuở sơ khai, cái thuở mà người dân biết trồng lúa nước. Từ khi có nền văn minh sông Hồng là đã có tôi. Thân tôi dài và cao. Trông từ trên cao vũ trụ, tôi giống hêt như một vành khăn xanh che chở cho bản làng, ruộng đồng.
Tổ tiên tôi đã có từ lâu rồi. Tôi được mệnh danh sức mạnh của Sơn Tinh và dòng sông kia là chứa chấp bên trong mình hình bóng của Thủy Tinh.
(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Dòng sông dâng nước cao bao nhiêu hình dáng tôi cũng cao lên bấy nhiêu. Tôi vững vàng, bám làng, bám đất thủy chung với đất, với làng. Tôi canh giữ cho bọn thủy tặc khỏi xâm hại phá phách xóm làng.
Thời xa xưa, xa lắm, bên cạnh tôi còn có những nương dâu, bãi mía. Người nông dân suốt ngày lam lũ trồng cấy, se tơ, dệt vải. Những mái nhà thấp thoáng dưới chân đê và luỹ tre làng đã chở che, lưu giữ biết bao kỷ niệm của Chử Đồng Tử và nàng Tiên Dung hay khúc hát hái dâu và thông qua khúc hát ấy mà nhà vua đã kén chọn được những mĩ nữ, cung tần về ngự tại vườn rồng .
Đứng trên từ độ cao hai mươi thước so với mặt của cánh đồng mà nhìn xuống tôi say mê về mái chùa mái cong, mê say về con đường làng. Cổng vẫn còn giữ nguyên dáng vóc. Màu thời gian phủ lên là những cây cùng cỏ và rêu phong.
(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Con người thì ca ngợi tôi. Hết ngợi ca về thành tích chắn sóng, chắn gió đến việc tham gia vào bảo vệ vụ mùa. Họ quá khen lên nhiều khi tôi thấy cũng xấu hổ. Mình mẩy, mặt mũi lúc ấy đỏ như mặt nước dòng sông.
Ở tôi, có những kỷ niệm buồn và những kỷ niệm vui. Và cũng giống con người, cũng có tình cảm biểu hiện. Tuổi của tôi đã già, già như cây đa hay cái đình giữa làng. Chuyện thì nhiều vô kể. Chuyện mùa, chuyện vụ, chuyện xưa, chuyện nay; vô số chuyện, vô số niềm vui và nỗi buồn nhưng cái chung nhất đều gắn bó với con người và xóm làng quê tôi.
(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Thời bao cấp, khi người dân chưa có kinh nghiệm xây đê, đổ bê tông đê như bây giờ. Nhưng họ đã biết bảo ban nhau, chia sẻ ngọt bùi cùng nhau để đắp đê chống lụt.
Cứ mỗi mùa mưa lũ tràn về họ nảy ra sáng chế . Sáng chế ngày ấy là những cọc, những rơm rạ, cuốc thuổng ..tất tật là vật dụng đi kèm là sự cần cù đoàn kết để đắp đê, ngăn sóng, ngày đêm chắn sóng, chắn gió . Họ còn bảo nhau bên cạnh đê còn trồng thêm những hàng tre , hàng phi lao để thảng hoặc sảy ra đê vỡ thì dễ bề tính toán.
(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Cụ Nguyễn Trãi thì lúc nào cũng hay lo xa. Trong bài Cáo bình Ngô, người cũng nói đến chúng tôi là: Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ. Chẳng biết Cụ nói đến thế trận hay sức người nhưng cứ hiểu theo nghĩa đen thì nói đến chúng tôi. Đê vỡ do có lỗ hổng, nước từ đó ào ạt chảy vào. Chúng tôi hiểu theo kiểu cục mịch là vậy.
Thủơ xa xưa, kể từ khi mở đất, trong mỗi bộ luật đều nhắc đến chúng tôi, tiêu biểu là thời Hồng Đức.
Việc đắp đê, chăm sóc đê điều thời ấy đã giao cho các bộ, các Huyện. Sụt đê, vỡ đê là tội lớn. Binh lính, tước phẩm thay nhau chăm sóc và canh cẩn. Ông bà tôi được bồi đắp lên biết bao công lao bằng việc đắp đê theo công điểm, hay đắp theo trách nhiệm nhân công. Cho dù là nhân công hay bình chia, tựu chung là việc tôn tạo tu bổ, bảo dưỡng để cho tôi mãi mãi trường tồn. Như vậy, giá trị của chúng tôi được nâng cao. Việc đắp đê cũng ngang với việc xây thành đắp luỹ.
(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Thân tôi dài chạy suốt dọc dòng sông. Tôi nằm phủ phục để đợi mùa gió bão ra tay ngăn nước. Tôi nghĩ đến tôi và khâm phục vương triều Hồ Quý Ly với thành nhà Hồ tại Thanh Hoá. Trải qua bão táp thăng trầm vẫn vững trãi, bề thế cho đến bây giờ. Nhà Hồ đã xây đắp thành quách để bảo vệ, phòng thủ thì cũng như chúng tôi bao quanh làng xóm, đồng ruộng cơ ngơi để bảo vệ. Rằng để cho nước sông khỏi tràn vào mà phá phách mùa màng, nhà nhà được yên vui làm ăn tấn tới.
(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Từ trên độ cao tôi tự nhủ lòng mình: Từ cánh ruộng kia, cánh đồng phù sa bồi đắp kia còn lưu giữ hình ảnh nhà Vua triều Lý.
Ông vua triều Lý Trần Thánh Tông đã làm lễ tịch điền năm ấy, tháng ấy. Một câu nói đã đi vào lịch sử, để lại muôn đời cho hậu thế : “Trẫm không cày thì lấy gì mà ăn”. Thật tâm phục, khẩu phục. Nhà vua đã hết lòng vì dân, chăn dân.
Câu chuyện Tiên Dung và Chử Đồng Tử muôn đời sống mãi với thời gian. Câu hát hái dâu của các thiếu nữ ngày xửa ngày xưa mãi mãi vang vọng đến ngày nay .
(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Con đê làng thì thầm kể chuyện. Những cuộc chiến không cân sức. Khi con lũ về, dòng sông ầng ậc nước. Bão ập tới, Gió bão quay tít. Bão quất đổ cành cây Đa lầu làng. Tiếng rắc rắc xối xả, hạt mưa bụi quét ngang quét dọc xéo chạy trên mặt đê. Mưa lại vòng vèo đảo hướng . Sấm chớp Ù Ù. Tôi gồng mình lên đón gió đón bão, thử sức với cơn cuồng phong nổi loạn.
Thời đổi mới. Nhà nhà xây cất, đường làng bê tông. Lưng tôi cũng được đổ lên hai lớp gân bê tông. Hai lớp giống hệt như hai đường thẳng song song song cách đều một khoảng bề ngang có tới ba mét.
(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Con người cũng thận trọng quấn đai cho tôi để cho thêm vững chắc. Anh kỹ sư canh nông ngày đêm đo nước, đo đường chéo cạnh huyền Tả -Luy má trái của tôi. Và trước mùa mưa bão, từng mảng bê tông dày và nặng hình bát giác được đổ về. Một đội công nhân hì hục gia công trộn vữa lắp ghép. Một tuần lễ sau má tôi được vá thêm hàng bê tông. Hàng vữa đã vẽ ngoằn nghoèo, trên má tôi đẹp như bức ký họa của tờ tranh. Thận trọng, họ đã đưa hình tôi lên biển báo màu xanh bên cạnh công trình. Từ đây, nỗi lo của tôi vơi dần. Tôi yên tâm hơn về vết nứt ngày nào.
(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Bản lý lịch về tôi nằm trong tập bản đồ phòng chống thiên tai lũ lụt.
Những vết cắt ngang, cắt dọc và những chỉ số đã được chú giải tỷ mỷ trên bản đồ tổng thể. Rõ nhất, và trang trọng vẫn là bức bản đồ nằm trong khu Ủy ban nhân dân Huyện. Ông chủ tịch Ủy ban nhân dân ngày đêm theo dõi các thông số báo về. Trên sa bàn cấp Huyện, hình ảnh dòng sông và tôi cũng được lược vẽ và đắp đến chi tiết. Ông lắng nghe các đầu mối thuộc ủy ban phòng chống bão lụt thuyết trình và tìm ra giải pháp. Chủ tịch tốt nghiệp trường Đại học nông nghiệp Châu Quỳ – Gia Lâm nên việc liên quan đến nhà nông ông luôn quan tâm, chia sẻ. Tôi cũng vui lây khi được ông nhắc tới trong những buổi họp giao ban. Còn gì vui hơn khi được cấp trên cấp kinh phí duy tu. Bảo dưỡng đường đê sát lở .
Thành phố được mở rộng. Đường xá cũng được mở ngã năm ngã bảy.
(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Song song với đại lộ từng cột điện mọc lên. Tôi cũng được cấp trên quan tâm giăng lưới điện và bắt bóng điện bảo vệ . Người dân trong thành phố chật ních. Sức chứa của thành phố như căng ra. Những nhà xưởng mọc lên trên lưng tôi nào là xưởng cưa, xưởng đúc. Kia là gò hàn đóng than .Tôi oằn mình lên gồng gánh trên thân những nhà và hàng. Xưởng xẻ gỗ lấn dần, lấn dần , xéo sang bên bờ sông. Tiếng xè xè của máy làm váng cả khúc sông, toát cả mồ hôi. Chả biết mô tê thế nào những cát, sỏi, bê tông, sắt phế liệu cũng ở trên lưng tôi. Sắt, thép, gỗ, lạt cơ man là thứ cứ thế leo trèo phủ kín lưng tôi, mặt tôi. Từng tấm bạt phủ kín vắt cả sang bên kia đường.
Còn đâu những cỏ gà thức, còn đâu tiếng trẻ chăn trâu. Chúng nó đi đâu mà để lại những đống phế liệu này?
(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Thế rồi, như một vòng tuần hoàn khép kín, ngày tiếp ngày tuần tiếp tuần, tiếng xe gằn xuống nặng nề. Xe tải không chọn đường đẹp mà đi, mà lại chạy vòng sang đây. Giữa thanh thiện bạch nhật hay cả ban đêm. Vẫn thế. Từ trong ca -bin, Bác xế nhìn tôi cười:
– Chú em thông cảm! Chắc chú cũng bật cười rằng: Đường đẹp nhưng không đi! Không phải là chê đường, mà là chê trạm thu phí.
(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Rồi bác chỉ nhà bác ấy cách đoạn đê không xa, nhưng ngày ba bốn bận thu phí thì lấy đâu ra mà đóng. Bao khoản thu chi gồng gánh lên xe, lên con người nơi đây.
Tôi trở mình vật vã. Lúc này đêm đã khuya, xa xa tiếng gà gáy đổ hồi. Tôi nằm dài thở, nằm dài nghĩ suy. Tôi áp mặt vào đất. Mẹ đất đã nói gì?
Câu chuyện thu phí và cả chuyện lấn chiếm mặt đê đã đến tai chính phủ. Nó đã trở thành đề tài nóng bỏng trên những trang báo chí.
Chính phủ vào cuộc, những đội trật tự đô thị, môi trường vào cuộc và chưa đầy một tháng mặt đê đã phong quang. Một trạm gác Ba-Li-e được thiết lập . Trạm gác đã chắn ngang con đường quặt, Biển báo gạch chéo, không cho xe cơ giới chạy vào tuyến đê. Bấy giờ, lưng tôi đỡ mỏi, dần dần hồi sức. Nó giống hệt như người mang vác quá nặng nay đã được cởi trói, được tẩm quất, thảnh thơi thong dong trên con đường thể thao buổi sáng.
Tôi là con đê sông Hồng. Bên trái tôi là dòng sông, kia là làng mạc, bãi bồi.
Tôi đã tham gia vào việc ngăn cản sức gió, sức bão sức nước để giữ làng xóm yên bình. Màu xanh dệt lên bản làng vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. trong đó có sự đóng góp của tôi . Con đường làng rợp bóng mát, chạy song song bờ cừ đến tận đình, nó ấp ủ tình thương cho những mái nhà. Màu xanh ấy với những gam độ khác nhau. Màu xanh đậm của rặng tre, xanh mướt nương dâu, biêng biếc của dòng lạch, xanh vàng của ruộng lúa … tất cả đã làm sống dậy quê hương Việt Nam.
Dòng sông đi đến đâu, tôi đi đến đó. Song song với tôi, xa xa là đường sắt.
Tuyến đường sắt Bắc Nam đem lại sức sống cho làng quê. Âm thanh chuyển động của tàu. Tiếng còi tu hút phá đi sự tĩnh lặng, nối kết niềm vui đôi bờ. Trong giấc ngủ của Tôi có màu cờ đỏ chói của phong trào thi đua thanh niên tháng trước. Họ đã đến đây , cắm cờ, dọn quang bờ đê, chăm sóc chân đê. Và họ đã trồng hàng phi lao che bóng mát bên chân đê.
Dưới chân tôi, cây lúa thì thầm nỗi nhớ. Nỗi nhớ công lao của đê. Cây đa, sân đình mãi mãi nhớ tới công lao của đê.
Hình ảnh cô gái hái dâu năm xưa nay lại hiện về trong câu hát của chiếc loa phóng thanh đầu làng . Những cánh diều vi vút trên không trung. Tiếng sáo thổi trong không trung vo vo ru êm, ru êm giấc ngủ .
Dưới chân , trạm bơm nông giang mùa cạn đang hoạt động. Hình thể trạm bơm nước, góc cạnh trông như lô cốt thời thuộc Pháp. Nước về đồng bay nhảy, để cây lúa lao xao phất cờ trước gió. Dưới chân tôi, cây lúa thì thầm nỗi nhớ. Nỗi nhớ công lao của đê. Cây đa, sân đình, bến nước đã gắn bó với tôi và cả xóm làng.
(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Nhìn xa, về phía dòng sông. Những bão soi, vươn mình phơi nắng. Nó hao hao giống hình con cá sấu đang nằm dài trên bãi cát.
Thích nhất là tiếng loa phóng thanh trên ngọn cây muỗm. Âm thanh tròn và ấm, đầy đủ việc, đầy đủ câu chuyện đời, chuyện người và gần gũi, gắn bó. Đó là dự báo thời tiết theo vùng, theo ngày. Thời gian cứ dịch chuyển, thời tiết thay đổi. Rằng ngày mai có bão to. Những bão to, bão nhỏ để tôi lượng sức phòng thủ.
Con đê làng nhớ, nỗi nhớ bâng khuâng da diết. Đê nhớ bờ, nhớ bãi, nhớ cánh diều vi vút trên không. Ngửa mặt tôi nhìn trên trời, ông thần nông đang cúi xuống. Ông dự báo mùa gặt mới bắt đầu.
Hình ảnh chiếc đèn bão của người nông dân canh đê hay chiếc loa phóng thanh trên tay của trưởng thôn. Lá cờ đỏ chói trong đội cứu đê của đoàn thanh niên năm nào. Màu cờ, màu áo xanh tình nguyện vẫn mãi mãi trong con mắt, mãi mãi trong giấc ngủ của tôi.