Vòng sơ khảo Truyện ngắn TTGĐ 2018: Giang hồ ngọn – tác giả Trâm Oanh

Mời bạn đọc thưởng thức truyện ngắn Giang hồ ngọn của tác giả Trâm Oanh. Đừng quên Like bình chọn để tác giả có cơ hội bước vào vòng Chung kết nhé!

Tác phẩm Giang hồ ngọn của tác giả Trâm Oanh dự thi Vòng sơ khảo cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018. Mời bạn đọc thưởng thức và đừng quên Like bình chọn để tác giả có cơ hội bước vào vòng Chung kết nhé!

Giải thưởng cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018 vô cùng hấp dẫn; cho những tác giả chiến thắng. Trong đó, giải đặc biệt lên đến 15.000.000 đồng cùng nhiều phần quà từ nhà tài trợ.
Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018
(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018)
Hai mươi chín tuổi mụ góa chồng, vẫn còn trẻ và rất đẹp lại chưa có con. Thì người dương kẻ âm cách trở, vợ, chồng nào chẳng nhớ, chẳng thương nhưng thương theo kiểu của mụ thuộc loại khác người, hiếm.
Hầu hết những người phụ nữ góa trẻ trên thế gian này; cứ chờ đến mãn tang rồi làm lễ; lạy anh cho em đi lấy chồng nhưng mụ thì khác, mụ đi mua một lỗ huyệt để dành. Mua ngay khi mua huyệt cho chồng để hai cái hố được bên nhau. Và để mãi đến bây giờ, tính tuổi cái huyệt đã ngoài ba mươi nhưng mụ thì vẫn một mình. Chính xác là mụ sống với tấm hình thờ của người chồng vắn số; trong cái khách sạn ba sao hai chục phòng cho thuê.
Chồng chết, mụ bỏ luôn nhà; đất ở Sài Gòn về thành phố nhỏ gần bên lập nghiệp. Bỏ cả công việc của một nhân viên bán cửa hàng thương nghiệp; một công việc thời ấy nhiều người phải thèm vụng ước ao. Nhà cửa, đất đai, tài sản đấy, nhà chồng trả bao nhiêu mà chẳng được. Anh em nhà chồng hóa ra trong cái rủi có cái hên, gấp rút gom góp mấy cây vàng. Mụ cầm luôn, ký giấy cái rẹt. Mụ cần quên đi những ngày hạnh phúc, quên đi hình ảnh người chồng bị tai nạn giao thông đến chết mà mắt vẫn mở trừng trừng, hãy quên đi những gì không đáng nhớ. Là nói thế còn thực tế, mụ luôn khắc sâu những điều không đáng nhớ.
Mụ là người của thương nghiệp nên thức thời. Nhận thấy một thân một mình ở Sài Gòn làm ăn không đủ số má nên mụ về đây gầy dựng cơ đồ. Ban đầu là quán nhậu, vừa làm vừa thăm dò. Quán có vị trí đắc địa, thoáng mát, sạch sẽ, mồi ngon, bà chủ độc thân, chân dài, da trắng chịu chơi; uống bia, rượu với khách chỉ thấy no, không thấy xỉn thì hà cớ gì khách không kéo đến ùn ùn. Khẩu hiệu miệng của mụ được nhắc liên tục trong ngày vừa để tự lên giây cót, vừa dọa nạt kiểu rất đàn bà: Chồng tao chết, con tao không có, huyệt tao mua sẵn rồi, tao không ngán đứa nào trên đời này hết! Mà cũng ngán mụ thật. Quán nhậu xô bồ xô bộn vậy nhưng bước vô quán, đập vô mắt là tấm hình thờ một người đàn ông vẻ chỉn chu, vừa nghiêm nghị vừa bí hiểm nhẹ cười như thể tấm hình là một thế lực kỳ lạ bảo kê quán. Vài lần khách xỉn mượn rượu giả lả: Bà chị tìm nơi yên tịnh cho ông anh em nghỉ ngơi, để anh ngồi nhìn chằm chằm thế, nhiều khi em nhậu thấy ớn lạnh hết cả người. Ớn thì đừng đến nhậu nữa, mụ đuổi thẳng nhưng quán có sức hút của nó, đuổi thì đuổi, đến cứ đến.
(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Đêm về, bỏ cái vẻ giang hồ hung tợn, dữ dằn, mụ lại ân hận, tiếc nuối, tỉ tê khóc với tấm hình: Thương đứa con mới tượng hình được ba tháng không được mẹ cho thành kiếp người. Một năm sau thì chồng cũng bỏ mụ mà đi. Giờ sống với tấm hình thờ, động chút mụ đòi đập hình: Quán bán ế, khách nhậu quậy, bạn hàng cạnh tranh, trộm cắp dòm ngó, chính quyền kiểm tra… hễ có biểu hiện gì ảnh hưởng đến doanh thu là mụ dọa đập hình thờ chồng. Cứ như thể cách mụ làm nũng với người đã khuất: Ông không phù hộ cho tôi làm ăn, tôi không thờ ông nữa, tôi đập hình ông, tôi đập cái bàn thờ này rồi tôi chết luôn ở đây. Mà tấm hình cũng biết sợ những lời dọa nạt của mụ thì phải.
Bán đồ nhậu mãi cũng chán. Quán xá thường có sức nóng, sức hút một thời. Dân phố chuyển sang nói mụ là Tú bà; không Tú bà sao bỗng dưng quán tuyển nườm nượp những gái tơ, Sài Gòn xuống, miền Tây lên. Mụ cũng chẳng dấu giếm làm gì. Thành phố này chứa trong lòng nó đến mấy khu công nghiệp, hơn nửa triệu dân nhập cư còn đất đô thị chỉ bé như lòng bàn tay thì dấu giếm được chuyện gì. Những năm đầu chín mươi, mụ mở quán bia hơi, karaoke và chứa Đào, lúc ít nhất cũng có đến năm con, tiền nhiều như đất cày. Khách đến vì khoái món Đào quán mụ nhưng không ít khoái bà chủ. Nhưng rớ vào mụ đâu phải chuyện dễ: Tao là Chủ, không phải là đĩ. Chủ là chủ, đĩ là đĩ. Trụ với công việc chục năm thì mụ chuyển sang kinh doanh nhà nghỉ, cho vay nặng lãi. Có vẻ nhàn hạ hơn nhưng cái nghề chơi với tiền đâu có dễ ăn.
Đời, người ta vẫn thường ngán ngại nhau vì võ miệng, vì cái uy đâu hẳn vì thực lực. Có vay mượn cầm cố thì có gặp gỡ kẻ bần cùng, thằng liều mạng nhưng mụ còn manh động, liều lĩnh hơn. Nghề mới, mụ lại phải có diện mạo mới: Tóc húi cua như đàn ông nhưng lại xăm môi, vẽ mày; dáng vóc cũng bắt đầu phốp pháp ra. Khẩu hiệu cũng phải mới: Chém tao phải chém cho chết, để tao sống, mày khổ với tao! Chồng tao chết, con tao không có, huyệt tao mua sẵn rồi, hỏi mày tao biết sợ gì. Vậy mà giang hồ ngán, giang hồ không dám chém! Nhà mụ ở phố lớn nườm nượp người qua lại, camera quan sát dày đặc, chó nuôi cả bầy dữ dằn như tánh chủ; giang hồ muồn xử mụ thì cũng chém được nhát, cùng lắm là hai. Mà mụ to lớn dềnh dàng, nhanh, khỏe thế, kiểu gì bảo đảm được yêu cầu của mụ hễ chém phải chém cho chết. Mà mụ còn sống thì… Vài lần mụ nghe kể, công an bắt được cướp, nó khai ra ban đầu tính xử mụ hoặc là xử nhau ở khách sạn nhà mụ nhưng ớn bà chủ hơn ớn công an, lại thôi. Nghe cũng ngán nhưng ôi đời có số. Vậy nên mụ tiếp tục bình thản làm cái nghề chỉ dành cho dân có số má. Bình thản đếm, bỏ tiền vô túi hàng ngày mà không biết tiền ấy để làm gì: Cha mẹ đã về Trời; anh em đều thành đạt ở trời Tây; chồng chết, con không có, sức khỏe cũng chẳng còn nhiều để mà ăn, mà chơi. Còn người dưng, tiền của mình, biết cho ai bây giờ. Mà cả đời mụ chỉ biết cày, nào biết đến thú ăn chơi. Nhưng không làm tiền thì biết làm gì bây giờ, tại tiền nó tìm đến mụ, trôi vào túi mụ.
Đời mụ giờ chẳng còn gì, chỉ còn có tiền !
(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Tôi là khách trọ ba ngày trong khách sạn của mụ vào những ngày Biên Hòa rộn ràng đón lễ hội Hoa Anh đào. Vì quan hệ thân thiết trên nhiều mặt, năm nay Đồng Nai liên kết với một tỉnh của Nhật Bản mang hoa Anh Đào thật một trăm phần trăm từ Nhật qua để trưng bày cho dân thưởng lãm. Tôi đi bụi một mình, thấy khách sạn khang trang, xinh xắn trên con đường rợp bóng bằng lăng tím ngắt thì ghé vô. Mụ trực tiếp tân, chính xác là nằm trực trên một tấm sập sau quầy. Gặp mụ, thấy vẻ ngang tàng giang hồ, ngán quá nên … không dám bỏ đi. Trí tưởng tượng nhắc bảo tôi rằng nếu tôi thối lui, sẽ có vài kẻ giang hồ nấp sau mấy cánh cửa im ỉm kia nhảy xổ ra kéo mình lại sau cái hất hàm và tiếng huýt sáo nhẹ của mụ. Định bụng cứ nhận phòng, hy sinh một khoản tiền nào đó rồi tìm cách chuồn êm. Nhưng ngay khi mụ cất tiếng nói thì tôi thay đổi ý định. Tôi thấy mầm thiện trong lời nói của mụ, như thể tiếng nói thanh mảnh, ấm áp và nhẹ nhàng kia không thoát ra từ cổ họng của một người to lớn, mặc váy lòe xòe, tóc húi cua, dở nữ, dở nam. Thì cứ ở lại, coi như một trải nghiệm, sợ gì. Mình không trẻ, không đẹp, không hấp dẫn, nhìn không thấy đểu, không mang theo tiền mặt, có gì để mất đâu. Mình lại có mấy miếng võ thủ thân cùng tinh thần cảnh giác luôn cao độ, sợ gì. Và tôi biết được câu chuyện này.
Câu chuyện của mụ tôi được nghe tình cờ; lúc khuya về ngang qua quầy lấy chìa khóa phòng thì thấy mụ nằm khóc. Trong ánh sáng mờ mờ, không nghe thấy nức nở; xụt xùi chỉ thấy hai con mắt mở tháo láo còn nước mắt; thì vòng quanh làm cho đôi mắt ấy long lanh. Linh tính mách bảo tôi rằng khóc kiểu ấy hình như chuyên nghiệp lắm, là khóc hàng đêm. Tôi đã đùa, có lẽ là câu đùa vô duyên nhất trong đời: Chị đừng khóc nữa, trông giang hồ, hầm hố thế kia mà khóc thì chỉ là giang hồ ngọn thôi, mất thiêng với thiên hạ. Mụ không phật ý mà lại như vừa ý, vừa khóc, vừa cười; mếu máo trong ánh điện nhòe nhòe. Ừ đàn bà mà dấn vào giang hồ, giỏi lắm cũng chỉ thành giang hồ ngọn; giang hồ cành, giang hồ gốc đâu đến lượt mình. Tự nhiên, ác cảm về người đàn bà này trong tôi như bỗng trôi vèo xuống dòng Đồng Nai.
(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Trên bàn thờ, khuôn mặt người đàn ông trong khung hình; sau ba đốm nhang đỏ mỉm cười nhẹ nhàng, bao dung. Có cảm tưởng nụ cười ấy chính là ma lực giữ chân người đàn bà nằm khóc dưới này bao năm qua: Mặc cho bao va đập của cuộc đời, cứ hì hụi kiếm ăn và thờ chồng. Mùi hương bài thơm ngọt, ngầy ngậy, vấn vít. Nhìn người đàn bà khóc; rõ là một người đàn ông khóc nhưng lại phụ nữ còn hơn cả phụ nữ; nó trở thành nỗi ám ảnh mãi trong tôi. Mụ chủ động mời và xin tôi ngồi lại ít phút bởi mụ có nhu cầu trải lòng. Nhưng chúng tôi đã ngồi cùng nhau thâu đêm; như thể bạn thân lâu ngày gặp lại. Mấy mươi năm qua lao vào cuộc kiếm tiền, thậm chí bị người đời cười chê vì lẽ gì. Vì một lời thách đố, vì khao khát đổi đời hay vì ma lực của đồng tiền? Mấy mươi năm qua, quẩn quanh với mấy công việc; mà người đời nhiều thị phi có giúp được một mảnh đời, có vỡ cuộc đời ai, có nát gia đình nào. Lại nữa, mấy mươi năm qua ở vậy thờ chồng vì lẽ gì. Vì không quên được một người; vì những dè bỉu khi thiên hạ người vợ trẻ khóc ngất trong đám tang chồng,; vì ân hận hay vì không thấy đâu một bờ vai ở cái thế giới tạp nham đã lỡ dấn thân vào? Còn một đứa con? Một đứa con có cả cha và mẹ mà cha thì tìm đâu? Nhưng mà hiểu ngọn hiểu ngành để làm gì. Hãy cứ đổ lỗi cho số mệnh, sẽ thấy nhẹ nhàng hơn.
Đến lúc này, khi sắp thành bà lão, đêm về lại không muốn chết nữa. Cái cảm giác muốn quay về, muốn trở lại cứ lớn lên từng giờ. Thấy cuộc đời mình, bên vô vàn cái thiếu đã biết lâu nay vẫn như còn thiếu chuyện gì. Muốn làm một việc gì đấy; ý nghĩa cho đời bởi cái nghề tú bà rồi kinh doanh nhà nghỉ, cho vay nặng lãi này đều bạc bẽo như nhau. Nhưng lại không biết bắt đầu từ chỗ nào. Tôi tự hỏi liệu mình có là kẻ cả tin, tin vào những điều vừa nghe? Và tôi lại tự vấn mình; cớ sao lại không tin vì đấy là những lời gan ruột, là trải cả tấm lòng.
(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Sáng, tôi lại phải lên đường. Lễ hội Hoa Anh đào của Biên Hòa năm nay đẹp; và vui là thế nhưng lòng mình vẫn một chút nặng thêm. Hẹn bà chủ khách sạn khi nào đến thành phố này sẽ lại ghé thăm bà. Có thể lúc ấy tôi sẽ mang theo ý tưởng về một việc gì đấy mà bà đang băn khoăn. Và biết đâu, nếu bà sẵn lòng; tôi lại có thể giúp bà biến ý tưởng ấy thành một việc làm. Cho cuộc đời nhiều ngổn ngang này.

Tiếp Thị Gia Đình

Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018 Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018 Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018 Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018 Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018 Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018 Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018 Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018

Đừng bỏ qua