Cuộc thi Truyện ngắn TTGĐ 2018: Bình yên giữa hoang mang – tác giả Mai Trang

Mời bạn đọc thưởng thức truyện ngắn Mùa gió cuối của tác giả Minh Tâm. Đừng quên Like bình chọn để tác giả có cơ hội bước vào vòng Chung kết nhé!

Tác phẩm dự thi Vòng sơ khảo cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018. Mời bạn đọc thưởng thức và đừng quên Like bình chọn để tác giả có cơ hội bước vào vòng Chung kết nhé!

Giải thưởng cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018 vô cùng hấp dẫn; cho những tác giả chiến thắng. Trong đó, giải đặc biệt lên đến 15.000.000 đồng cùng nhiều phần quà từ nhà tài trợ.

(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Một thông báo được dán ngay gần cửa thang máy “Kính mời quý cư dân tham dự cuộc họp chung cư vào lúc … tại …” Cô thường bỏ qua những thông báo kiểu này. Nếu tuân theo, cô sẽ phải giao lưu, phải xã giao với những người xung quanh. Và ông thì đặc biệt không thích điều này.

Nhưng hôm nay là ngày sinh nhật của bé Cún, có nghĩa là chắc chắn ông sẽ không ghé cô. Cô chợt nảy ra một ý, cứ thử xem nào, thử một lần bước ra vòng cương tỏa của ông.

(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) 7h tối, phòng cộng đồng chật kín người. Cô hơi ngỡ ngàng khi lần đầu tiên được tiếp xúc với gần như đông đủ hàng xóm của mình. Những chiếc xe xếp san sát trong hầm xe chứng minh rằng dân cư ở đây không hề ít, nhưng cô chỉ có vài phút để gặp vài người, trong những lúc đợi chờ thang máy.

Một chàng trai rắn rỏi đứng lên phát biểu sau lời giới thiệu của người điều khiển cuộc họp. Hải cho biết anh là công chức nhà nước và mới chuyển về chung cư này để sống cùng ba mẹ. Anh tóm tắt về vụ cháy nổ mới xảy ra trên địa bàn thành phố.

Thưa quý dân cư. Vì một chút chủ quan mà vụ cháy kể trên đã gây ra thiệt hại to lớn về người và của. Chúng ta cũng ở chung cư nên xin bà con lưu ý những vấn đề về phòng cháy chữa cháy sau.

Phòng cộng đồng im phăng phắc theo từng hướng dẫn của Hải. Hệ thống điện phải được sử dụng đúng công năng; những lưu ý khi sử dụng bếp gas; khi xảy ra cháy cần thông báo ngay cho lực lượng chức năng …

(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018)  Từ ngày hôm nay, các cửa chống cháy sẽ thường xuyên được đóng. Bà con thường mở và chèn những cánh cửa này. Tiện được một lúc nhưng nếu có chuyện gì xảy ra, khói sẽ lan tỏa nhanh chóng đến khắp tòa nhà và gây tác hại khôn lường.

Hải dừng một chút nhìn khắp căn phòng:

Đóng các cửa chống cháy cũng đồng nghĩa với các căn hộ tạm thời bị chia cắt. Tôi đề nghị chung cư thường xuyên tổ chức những hoạt động vui chơi để bà con có điều kiện giao lưu, giải trí. Đồng thời, ai đang sống một mình trong căn hộ thì cũng vui lòng cho bà con cùng biết, để hàng xóm kịp thời qua thăm hỏi những lúc đau ốm.

Một vài cánh tay giơ lên. Đó là những người lớn tuổi, con cái đã có gia đình riêng, còn một mình họ tại đây. Cô ngập ngừng, mình có thuộc diện này không?

cuộc thi truyện ngắn tiếp thị gia đình 2018 cuoc thi truyen ngan tiep thi gia dinh 2018
(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Tan họp, cô quay về nhà. Kim đồng hồ chỉ 9 giờ tối. Cô kiểm tra điện thoại, không một cuộc gọi nhỡ, không một tin nhắn. Cô phì cười tự trách mình viển vông. Hôm nay là sinh nhật bé Cún, và ông sẽ không dành một phút giây nào cho cô.

Cô truy cập mạng xã hội, việc đầu tiên luôn luôn là tìm tên một người: vợ của ông. Đúng như cô dự đoán, từng khoảnh khắc của tiệc sinh nhật Cún đã được bày biện trên mạng. Cún chu môi thổi nến. Vợ ông mắt rưng rưng nhìn con và chồng. Và ông, nụ cười rạng rỡ, tay ôm vợ tay dắt Cún. Ông mặc chiếc áo chemise chấm bi xanh mà cô đã mua tặng. Con gấu bông to bằng người lớn mà cô dày công mua cả tháng mới được, được ngụy trang dưới tên “Đồng nghiệp của ba Hùng mến tặng” xuất hiện trong mọi bức hình.

(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Nhưng cô không thể tìm được niềm vui trong những tiểu tiết đó. Dù thế nào đi nữa, trong bữa tiệc này, cô vẫn là người vô hình. Ông vẫn vui, khi không có cô kế bên.

Thở dài, cô tắt máy, nặng nhọc chìm vào giấc ngủ.

– Chào chị.

Cô quay người nhìn. Hải!

Cô cúi người:

– Chào anh Hải.

Lần đầu tiên cô nhìn rõ mặt Hải sau cuộc họp dân cư. Anh cao ráo, rắn rỏi, nước da ngăm ngăm.

Thang máy đã chuẩn bị lên đến nơi. Hải nhận ra điều đó nên nói nhanh:

Tôi đang nhắc các hộ lưu ý không để đồ cá nhân ở những khu vực công cộng. Nhiều người vẫn để xe đạp, xe đồ chơi ở hàng lang chung.

– Vâng ạ – cô gật đầu.

Giọng của Hải rất ấm, âm tiết miền Bắc pha lẫn miền Nam. Có lẽ anh người Hà Nội và chuyển vào Nam sống từ nhỏ.

Hải ngập ngừng một chút:

– Tôi thấy nhà chị có đôi dép để ở ngoài, mặc dù nhỏ nhưng mình nên …

Cô ngẩng mặt nhìn thẳng vào mắt Hải. Tín hiệu giữa cô và ông về việc cô có nhà hay không, sao anh dám thắc mắc. Anh hơi bối rối:

– Tôi … tôi nghĩ là …

Cô cười xòa xóa tan đi bầu không khí bỗng dưng căng thẳng. Hải cũng nhận ra điều đó và mỉm cười. Anh có một chiếc răng khểnh rất duyên.

Cô nhận thấy đây là thành ý, không phải là những lần tọc mạch của bà lao công “Cái ông thỉnh thoảng vào nhà cô là ai vậy? Người nhà cô à?”. Cô cúi đầu:

– Vâng, tôi sẽ dọn. Cảm ơn anh đã nhắc nhở.

Cô bước vào thang máy vừa kịp trờ tới:

– Chào anh.

Hải vẫy tay chào cô. Nụ cười duyên và vô tư này, bao lâu cô chưa gặp?

(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018)

Cụ ông ở căn kế bên nhà cô bị đột quỵ, giữa đêm khuya. Sáng sớm cô thấy huyên náo trước cửa nhà, thì ra Hải cũng một vài người dùng chìa khóa dự phòng của chung cư, mở cửa đưa cụ đi cấp cứu. Cô thò đầu vào, Hải phân bua:

Sáng nào tôi cũng gặp cụ đi tập thể dục, sáng nay không thấy đâu. Tôi thấy nghi nên cùng một số người lên đây kiểm tra.

Anh phân công luôn:

– Tôi đưa cụ đi cấp cứu. Chị sẵn tiện coi giùm nhà cửa cho cụ, xem quanh nhà có số người thân của cụ thì gửi cho tôi.

Còn một mình cô giữa căn phòng vắng. Một căn phòng thuộc về người già nên bản thân nó cũng rất già nua, thiếu sinh khí. Thuốc đủ hình dạng ở khắp mọi nơi, có lẽ để tiện cho chủ nhân ngồi ở chỗ nào cũng thể với tới khi cần. Một vài bức tranh phong cảnh, loại thường được in trên các tạp chí, được cắt và dán lên tường. Theo lời Hải dặn, cô cho phép mình lần mò vào một vài chỗ riêng tư, mong tìm được một số liên lạc bất kỳ mà chủ nhân ghi dấu. Tịnh, chẳng có gì.

(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018)  Cô lặng người, hóa ra cuộc sống không gia đình là như thế này đây. Thảng hoặc, mong ước có một đứa con cũng trồi sụt trong đầu cô. Nhưng ông luôn dập ngay những ý tưởng đó, ngay từ trong trứng nước. Những lần gần gũi, ông luôn sử dụng dụng cụ bảo vệ một cách cẩn thận. Không lần nào sai sót.

Cô đã từng nghĩ, không con càng tốt. Một sinh linh ra đời kéo theo bao hệ lụy mà cô không chắc mình giải quyết nổi. Liệu đứa trẻ cô tạo ra có là một bản sao của chính cô: bơ vơ ngay từ khi lọt lòng đến khi vào đời. Bạn bè có những tấm vé vững chắc từ gia đình nên nhanh chóng tìm được việc làm, còn cô trầy trật mãi ở công việc tiếp tân hoặc bán hàng.

Và ông xuất hiện, như một vị cứu tinh cho những tháng ngày vất vả kiếm sống của cô. Ông đưa cô tới căn nhà này và thì thầm “Nó sẽ thuộc về em, nếu em ngoan ngoãn nghe lời”. Nài nỉ mãi, ông mới cho cô đi làm, một công việc nhàn hạ với mức lương bèo bọt để cô được giao tiếp xã hội nhưng đúng 8 tiếng phải quay về đây, đợi ông. Ông cấm cô được tiếp xúc với những người xung quanh, vì “tai vách mạch rừng, vỡ lở ra thì phiền”.

(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018)  Cô nghĩ rằng mình cứ sống thế này, một căn phòng đủ tiện nghi, một công việc nhàn nhã và được nuôi bởi một người đàn ông thỉnh thoảng thu xếp được công việc, vợ con thì ghé qua chớp nhoáng. Những cánh cửa chống cháy luôn luôn được đóng lại, quây từng gia đình trong chiếc tổ yên ắng, không ai dòm ngó cuộc sống của ai nên cô không cần để đôi dép trước cửa để ngầm báo với ông rằng cô đang ở nhà. Một đứa trẻ, thật phiền toái khi phải nuôi nó lớn lên giữa muôn trùng thông tin bạo hành học đường, thực phẩm bẩn, bệnh tật luôn luôn.

Nhưng ngay lúc này đây, giữa căn phòng của một người mới được hàng xóm đưa đi cấp cứu, cô thấy cuộc sống mình không ổn, không ổn chút nào.

(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018)

Một giờ sáng. Tiếng chuông báo cháy rú lên trong đêm. Cô choàng dậy. Vơ vội điện thoại, cô gọi cho ông “Cháy … cháy … nhà cháy anh …”. Giọng ông trầm tĩnh đến rợn người “Lộn số”. Cô đờ người, cô đang vi phạm nguyên tắc: không gọi cho ông, vì bất cứ lý do gì. Tiếng chuông lại rú lên, cấp bách. Cô vơ vội cái áo khoác, run rẩy tìm chìa khóa nhà và chạy bổ ra hành lang.

Những gia đình kế bên đi ra khỏi nhà, và họ bật sáng điện thoại, đưa nhau đi về cửa thoát hiểm. Từ xa, Hải chạy bổ về phía cô, anh hổn hển “Tôi chạy xuống gọi chị dậy. Chị đi theo mọi người đi”

Và Hải vụt đi, trong dòng người, cô nghe tiếng Hải vang vang “Bà con bình tĩnh, bình tĩnh, cứ đi hết cầu thang và xuống đất”. Xung quanh cô là những cặp vợ chồng ôm con nhỏ, ông nắm tay bà, dắt díu nhau đi xuống.

Chẳng mấy chốc, cô và mọi người đã thoát ra ngoài an toàn.

(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Hàng trăm dân cư đứng ở sảnh, kiên nhẫn chờ đợi. Chập điện trong một gia đình đi vắng, lửa đã nhanh chóng được dập tắt. Những người trong ban quản lý hồ hởi chạy xuống sảnh thông báo “Bà con về nhà được rồi”. Hải tìm thấy cô, co ro một mình trong góc. Anh dịu dàng ôm vai cô “Xong rồi, không sao đâu. Về nhà thôi”. Cô ngước nhìn anh và cô nhận thấy, bình yên là đây.

Cả Hải và cô đều không ngờ, khoảnh khắc ấy được một cư dân nhanh tay ghi lại và đăng tải lên mạng xã hội với một tựa đề “Bình yên trong hoang mang”.

(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018)

Tấm ảnh lan truyền trên mạng như vũ bão. Người ta xuýt xoa về hai nhân vật chính nhiều hơn cả vụ cháy. Cô phì cười khi đọc trên một trang mạng dành cho giới trẻ gọi họ là cặp “tình nhân quốc dân”.

Nhưng không gì bì được với cơn thịnh nộ của ông. Vứt bỏ mọi quy tắc chính ông đặt ra, ông gọi cho nàng trong giờ làm việc chỉ để hỏi một câu “Ai cho phép em chường mặt ra cho người khác chụp hình, nhỡ thiên hạ từ em mà tìm ra anh là ăn cám cả đám, em có biết không?”.

Cô dửng dưng lắng nghe những âm thanh mà chỉ cách đây một ngày, mới nghe tiếng cô đã run lên vì lo sợ. Rốt cục, điều làm ông lo lắng không phải là tính mạng của cô. Ông cũng không đủ tinh tế để nhận ra sự kết nối mãnh liệt giữa cô và Hải. Ông chỉ lo lắng cho chính danh tiếng của ông mà thôi.

Cô kiên nhẫn chờ ông nói xong và nhẹ nhàng “Mình dừng tại đây thôi, anh”.

(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018)

Cô nhắn tin cho Hải qua mạng xã hội:

– Tôi đã tìm thuê được một căn nhà mới. Ít hôm nữa sẽ chuyển đi.

Cô thấy Hải ngập ngừng, hết viết lại xóa. Mãi mới thành câu:

– Em chuyển đi đâu?

Cô ghẹo:

– Gan quá, biết tôi bao nhiêu tuổi không mà gọi em?

Một biểu tượng cười:

– Em nhỏ hơn tôi hai tuổi. Tôi tìm hiểu lý lịch của em qua Ban quản lý.

Một điều gì đó mới mẻ len lỏi trong cô. Hải gõ tiếp:

– Tấm hình trên mạng, ba mẹ tôi khen đẹp. Ngay từ khi chuyển về đây, ba mẹ tôi đã nhắc đến em rồi, do em ít tiếp xúc mọi người thôi.

(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018)

– Em còn đó không?

– Em đi đến nơi nào nhớ nhắn tin tôi biết nhé.

Cô mỉm cười và lật giở tấm hình “Bình yên giữa hoang mang”. Đó là khoảnh khắc thật sự bình yên mà bao năm cô chưa từng bắt gặp. Cô khẽ nhấn trả lời Hải:

– Vâng, anh!

Đừng bỏ qua