Vòng sơ khảo Truyện ngắn TTGĐ 2018: Ước mơ nhiều đời – tác giả Văn Thị Phương Duyên

Mời bạn đọc thưởng thức truyện ngắn Ước mơ nhiều đời của tác giả Văn Thị Phương Duyên. Đừng quên Like bình chọn để tác giả có cơ hội bước vào vòng Chung kết nhé!

Tác phẩm Ước mơ nhiều đời của tác giả Văn Thị Phương Duyên dự thi Vòng sơ khảo cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018. Mời bạn đọc thưởng thức và đừng quên Like bình chọn để tác giả có cơ hội bước vào vòng Chung kết nhé!

 

(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018)

Cầm trên tay hai tờ Giấy báo trúng tuyển Đại học, nước mắt Thư lăn dài. Thư vui vì mọi cố gắng nổ lực của mình đã được đền đáp xứng đáng, Thư cũng khóc vì những ký ức đau đớn lại hiện về làm nhói tim.

Ngày ấy, Ông nội Thư mơ ước được làm bác sĩ và ước mơ đó vỡ tan vì chiến tranh tàn khốc đã cướp đi đôi chân của ông. Ông mong ba Thư sẽ làm được ước mơ một đời ấy. Rồi bà nội cũng bệnh nặng qua đời, điều đó lại tiếp thêm sức mạnh cho ba để cố gắng trở thành bác sĩ.

Cũng lại là chiến tranh, rời trường lớp sách vở ba phải lên đường nhập ngũ. Chiến tranh, ba Thư phải trở thành chiến sĩ thay vì làm bác sĩ. Hòa bình trở lại, ba thôi hy vọng cho bản thân và tạo lập một gia đình hạnh phúc với Ông nội, Ba, Mẹ, anh em Tuệ An và Tuệ Thư. Ngày tháng trôi qua êm đềm trong căn nhà nhỏ đầy tình thương ấy với anh em An và Thư.

An là một cậu bé hiền lành, chăm chỉ từ khi còn rất nhỏ. An thương bé Thư lắm. Hai anh em suốt ngày quấn quýt chơi chung những trò con trai của An và cả những trò con gái của Thư. Với vai trò là anh hai, An luôn làm tốt. An nhường tất cả những thứ mà cô em bướng bỉnh nghịch ngợm của mình thích; chăm lo cho em gái từ ở nhà đến ở trường.

An luôn nắm chặt tay Thư mỗi khi băng qua đường; mang cặp xách cho em gái và liều mình với bất cứ đứa nào đứa nào dám trêu chọc em gái mình. An học giỏi, lúc nào cũng đứng đầu trong lớp. Hơn 10 năm học liền, An chưa từng phiền lòng thầy cô hay ba mẹ về việc học của mình. Vì thế, việc học của Thư ba mẹ cũng yên tâm giao cho An kèm cặp. Ba mẹ rất vui khi hai con ngoan ngoãn, học giỏi và biết thương yêu nhau.

(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018)

An lên lớp 11 thì Thư học lớp 8. Vào một bữa cơm tối, mọi người đều vui vẻ trò chuyện, cười cười nói nói rôm rả. Bỗng nội gõ bàn khe khẽ ý muốn mọi người im lặng, mặt nội thật nghiêm túc. Nội nhìn hai anh em rồi hỏi:

– Hai đứa nói nội nghe coi ước mơ sau này sẽ làm nghề gì nào?

– Dạ, con sẽ làm bác sĩ thưa nội- An nhẹ nhàng trả lời và bắt gặp ánh mắt vui mừng của nội. Nội khen An “Giỏi” rồi hướng về phía Thư.

– Còn cháu gái cưng của nội, con sẽ làm gì hả?

– Con muốn làm hướng dẫn viên du lịch nội à, con sẽ được đi khắp mọi miền đất nước, được thăm những cảnh quan đẹp, gặp gỡ những người từ mọi nơi.

Ông nội vẫn cười. Ba mẹ cũng cười khen hai đứa. Ba mẹ muốn hai anh em học thật giỏi, miễn là làm người tốt thì làm việc gì cũng được. Sau bữa cơm, Thư chơi ngay chân cầu thang, ba vào phòng An, Thư thấy ba và anh cùng đứng quay mặt ra ngoài cửa sổ.

– Ba biết con là đứa con trai rất sâu sắc, con biết ba và nội mơ ước một đời là bác sĩ đã không thành. Nhưng con không nhất thiết phải viết tiếp giấc mơ đó nếu con không thực sự thích. Ba nhìn thằng vào mặt An và nói như cách nói chuyện của hai người đàn ông thực sự.

– Ý ba là sao ạ, con sẽ làm bác sĩ mà. Con làm được mà, ba cứ tin con.

– Ba biết là con sẽ làm được, con là đứa con trai giỏi dang của ba mẹ. Ba muốn con sẽ suy nghĩ thật kỹ để lựa chọn nghề nghiệp đúng với đam mê của bản thân con.

– Dạ con hiểu mà ba, con đã đủ lớn để quyết định những chuyện quan trọng cho đời mình. Con sẽ làm bác sĩ, con quyết rồi ba ạ.

– Ừ, cố lên con trai. Ba xoa đầu An rồi quay xuống phòng khách nơi nội và mẹ đang coi ti vi. Ba lo lắng, ba lo rằng An muốn làm bác sĩ là vì ba, vì nội, An luôn muốn làm vui lòng những người mà An yêu thương.

cuoc thi truyen ngan Tiep Thi Gia Dinh 2018 hinh anh 1

 (Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018)

Thư lên lớp 9, là năm học cuối cấp nên khối lượng bài vở cũng nhiều hơn. An cũng dành nhiều thời gian hơn để hướng dẫn thêm cho em gái mặc dù thời điểm này cậu cũng phải dồn hết sức lực để vượt qua kỳ thi Đại học sắp tới, An học giỏi đều hầu hết các môn và Thư cũng giống anh trai mình vậy. Gần như suốt năm học đó, Thư đều học ở phòng An; hai anh em học cạnh nhau để dễ hỏi han, trao đổi.

An chỉ bài rất nhiệt tình còn Thư thì rất thông minh và nghe lời anh trai. Thư nói với anh trai rằng cô bé muốn thi cấp ba vào lớp Anh văn của trường chuyên Lê Quý Đôn, nhưng Thư lo lắng, đó là một lớp luôn lấy điểm đầu vào cao ngất ngưỡng. An động viên em mình cố gắng và tin tưởng vào lực học của Thư. An tin chắc em gái mình sẽ vượt qua được thử thách đầu đời này.

Ngày trước chuẩn bị thi vào chuyên Toán; An cũng lo lắng giống như Thư bây giờ. Nhưng mọi chuyện đều tốt đẹp, An mong mọi chuyện cũng sẽ tốt đẹp với Thư. Nhiều đêm hai anh em học bài quên cả giờ giấc; ba mẹ phải nhắc đi ngủ thì mới giật mình thấy đã về khuya. Thư về phòng ngủ còn An vẫn tiếp tục với những con số, những bài toán của mình.

Một tối cuối tuần, hai anh em chở nhau đi ăn kem giữa phố.

Thư thích được đi chơi với anh trai, Thư hãnh diện về anh trai mình lắm. Thế nên đã là cô bé lớp 9, Thư vẫn thích được khoác tay anh trai mình khi đi cùng nhau và An thì luôn cưng chiều cô bé. Chọn một bàn cạnh cửa sổ của tầng trên; hai anh em có thể vừa ăn kem vừa ngắm nhìn thành phố nhỏ của mình trong đêm với những ánh đèn muôn màu sáng chói. Chuyện trò vui vẻ, hai anh em động viên nhau; chúc nhau sẽ đạt kết quả thật tốt trong hai kỳ thi sắp tới.

(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018)

Rồi những ngày quan trọng đã đến, An chuẩn bị vào Sài Gòn thi Đại học. Thư chuẩn bị thi tốt nghiệp cấp hai và thi vào lớp chuyên Anh. Ba muốn đưa An vào Sài Gòn để lo lắng cũng như động viên tinh thần cho An; nhưng An nằng nặc đòi đi một mình; vào trong đó sẽ nhờ chị họ giúp. An sợ phiền ba phải xin nghỉ việc dài ngày; đi lại tốn kém, sức khỏe của ba cũng không còn được như xưa; ba còn phải sắp xếp công việc đưa Thư đi thi nữa.

Ngày thi của hai anh em gần nhau nên cũng trôi qua mau chóng như nhau. An trở về sau mấy ngày thi xa nhà; vẫn tươi cười vui vẻ, ai hỏi An đều khiêm tốn trả lời “An đã cố gắng hết sức mình rồi, mong rằng sẽ may mắn”. Còn Thư thì rất tự tin với bài thi của mình và hứa với ba mẹ chắc chắn sẽ đậu vào lớp chuyên Anh.

Một ngày nọ sau mùa thi căng thẳng; bạn bè An đến nhà xin phép ba mẹ cho An đi chơi chung để chia tay nhau mỗi người mỗi ngả. Đứa sẽ đi du học, đứa thì nhập ngũ, ba mẹ đồng ý và dặn An và bạn nhớ về sớm. Gần 11h đêm, điện thoại reo dưới phòng khách; Thư nhấc máy nghe tiếng anh trai, An hỏi mẹ để xin phép về trễ vì bạn bè tiệc tùng vẫn chưa xong. Mẹ nhắc An tranh thủ về sớm; An chào mẹ rồi dặn Thư để chuông điện thoại chút xíu về An gọi mở cửa.

Chỉ khoảng 30 phút sau, lại có chuông điện thoại.

Thư nghĩ anh trai về, lại thắc mắc sao An không gọi vào điện thoại phòng cô mà gọi phòng khách chi cho ba mẹ thức giấc. Thư chưa kịp xuống thì chuông ngừng reo, nghe loáng thoáng hình như tiếng mẹ đã nhấc máy; Thư kéo chăn tiếp tục giấc ngủ say. Giật mình tỉnh giấc vì tiếng xe cấp cứu hú còi, trời vẫn còn tối đen. Thấy dưới nhà sáng đèn, Thư chạy xuống thấy nhiều người đến kín đông, mẹ nằm ngất trên ghế, nội ngồi trên xe lăn, mặt thất thần, ba thì bơ phờ chạy lui chạy tới.

Thư thấy người ta khiêng An đặt giữa phòng khách; trên người nhiều vết máu, bất động. Thư chạy lại lay tay anh trai mình trong vô thức: “An ơi, anh sao thế này !!!”.

Thì ra tiệc mãi chưa xong, An thấy muộn quá sốt ruột đòi về nên một người bạn lái xe máy đưa An về; không may gặp tai nạn, người bạn đó bị thương nặng nhập viện còn An thì vĩnh viễn không được sống trên cõi đời này nữa.

(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018)

Thư ghét cái không gian màu trắng bao trùm căn nhà cô bé một cách lạnh lẽo; mùi khói nhang nghi ngút. Mẹ khóc ngất đi ngất lại nhiều lần; kiệt cả sức phải truyền nước biển. Nội đau buồn hiện rõ trên nét mặt nhăn nheo ngồi ngay bên cạnh quan tài của An; mắt nội như mờ đục, long lanh những giọt nước.

Ba bơ phờ chạy tới chạy lui lo cái này lo cái khác. Thư bưng cho ba ly nước chanh, phụ giúp ba vài việc lớn bé. Bạn bè của An, của Thư, những người bà con xa–gần rồi hàng xóm láng giềng; ai ai cũng đến, cũng nghẹn ngào khi nhìn bức di ảnh của An, với nụ cười hiền lành ấy.

Cả ngày Thư không ngã quỵ.

Thư thương nội, thương ba mẹ. Thư muốn được tỉnh táo để lo lắng cho mẹ và nội, để an ủi tinh thần cho ba. Nước mắt Thư lăn chầm chậm, chầm chậm trêm má vì cái nghiến răng; cắn môi bật máu như muốn nuốt nước mắt vào sâu bên trong. Quan tài chưa đóng nắp; ai cũng muốn đến để nhìn gương mặt bằng da bằng thịt của An lần cuối.

Riêng Thư thì chưa. Kể từ khi khâm liệm; mọi người thay quần áo và đặt An nằm nghiêm chỉnh vào cái hòm gỗ chật chội đó cho đến thời điểm này; Thư không dám nhìn thẳng vào mặt anh trai mình lần nào cả. Thư sợ lắm, trong tâm trí Thư bây giờ ùa về những hình ảnh hai anh em ngày nào quấn quýt bên nhau không rời nữa bước. Thư thương anh trai mình thật nhiều.

Từng nét mặt, giọng nói, tiếng cười của An cứ quân quẩn trong tâm trí Thư làm cho cô bé không cách gì chấp nhận thực tại đau đớn ấy: Rằng anh trai mình đã chết.

Tối đến, nhà vắng bớt người; nội và mẹ được đưa lên phòng nghỉ một chút để lấy sức ngày mai tiễn An đi xa mãi. Ba ngồi cạnh quan tài, Thư cũng đến, ngồi cạnh ba, đôi tay mân mê vuốt nhẹ lên tấm gỗ dày ấy mà như sợ anh trai sẽ đau vậy. Đôi tay run run, tiếng nấc của Thư càng lúc càng to. Bây giờ Thư mới khóc thực sự.

Thư thương anh trai mình biết bao nhiêu; sự mất mát này làm sao Thư chấp nhận được đây. Tim Thư như quặn thắt, đau nhói do kìm nén suốt cả ngày; giờ đây những cảm xúc ấy như muốn bùng nổ. Thư muốn khóc thật to, muốn hét thật to, muốn kêu gào ông trời hãy trả lại An cho cô bé.

Thư ôm chầm lấy ba, nghe có tiếng nấc nghẹn ngào ngoài tiếng nấc của lòng mình, rồi một giọt nước mắt nóng hổi rớt trên cánh tay Thư. Ba đang khóc, sao mà ba không đau; không buồn khi đứa cháu đích tôn của nội, đứa con trai duy nhất của ba mẹ, ngoan hiền, giỏi giang lại ra đi đột ngột như thế.

Xong việc hậu sự cho An cả nữa tháng trời; nỗi đau như vẫn âm ĩ không nguôi ngoai chút nào cả. Mọi người đi lại trong nhà không ai buồn nói với ai; bữa cơm cũng lặng lẽ với bốn người và năm cái ghế, năm chén cơm. Bữa cơm trưa ấy, bác đưa thư đến trao cho ba phong bì có giấy báo trúng tuyển Đại học Y khoa thành phố với số điểm cao ngất của An. Đáng lẽ đây phải là niềm vui vô bờ bến của cả gia đình thì giờ lại khơi lên nỗi đau đang âm ĩ đó.

Có tiếng khóc thút thít và những hàng nước mắt lăn dài; có cả giọt nước mắt rớt vào chén cơm, mặn chát. Ba đặt tờ giấy lên cạnh di ảnh của An rồi trở lại bàn ăn, nhưng chẳng ai nuốt nổi thêm hạt cơm nào cả.

(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018)

Thư giữ nguyên mọi thứ trong phòng anh trai mình và xin phép ba mẹ được chuyển sang sống ở phòng An từ đó. Mỗi thứ trong căn phòng ấy là một hồi ức tốt đẹp của cô và người anh trai mà cô thương yêu nhất. Thư tin rằng An cũng thương cô như thế. An sẽ luôn ở bên cạnh cô, ủng hộ cho mọi quyết định của cô.

Với tay lấy những cuốn sách trên kệ, dường như vẫn còn hơi ấm của An, trên từng cuốn một. Thư ôm cuốn sách vào lòng; nước mắt lại chảy dài như những ngày âm u mà cô vừa trãi qua. Thư sẽ đọc tiếp, sẽ viết tiếp những gì mà An còn dang dở…

Giấy báo trúng tuyển Đại học Y khoa thành phố của Thư về nhà; Thư báo cho anh trai đầu tiên bằng cách thắp một nén nhang lên bàn thờ; đặt tờ giấy trắng tinh ấy bên cạnh tờ giấy đã ngã vàng sau ba năm dài nằm cạnh di ảnh của An. Đằng sau những giọt nước mắt của nội, của ba, của mẹ là niềm vui khôn tả; niềm vui dành cho cô bé thủ khoa chuyên Anh ngày xưa âm thầm xin chuyển qua lớp chuyên Toán để viết tiếp giấc mơ làm Bác sĩ cho anh trai, cho cả gia đình.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua