Indonesia có thêm Công viên Địa chất toàn cầu được UNESCO công nhận

Sau công viên Batur, Commehu, Gunung Sewu và Rinigate, Indonesia lại tiếp tục được UNESSCO công nhận Công viên Địa chất toàn cầu cho Caldera Toba

Công viên Caldera Toba

Công viên Caldera Toba vừa được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu. (Ảnh: Shutterstock)

Sau công viên Batur, Commehu, Gunung Sewu và Rinigate từng được công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu; mới đây, quốc gia vạn đảo Indonesia lại tiếp tục được UNESCO “gọi tên” lần thứ 5. Theo đó, công viên Caldera Toba. Công viên này vừa trở thành 1 trong 15 công viên được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu.

Công viên Caldera Toba nằm ở phía bắc đảo Sumatra

Caldera Toba nằm ở phía Bắc đảo Sumatra. Nơi đây được hình thành từ vụ nổ siêu núi lửa cách đây 74.000 năm. Căn cứ của miệng núi lửa này chứa đầy nước và trở thành hồ lớn nhất ở Indonesia với diện tích 1.130 km2. Công viên này nằm trong khu vực hồ Toba – hồ lớn nhất ở Indonesia. Nhiều người nhận xét, vẻ đẹp và sự phong phú về văn hóa của Caldera Toba và hồ Toba đã khiến nơi đây trở thành một trong những điểm du lịch hàng đầu của Indonesia.

Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO là danh hiệu cao quý. Nó dành cho một khu vực tự nhiên có ranh giới địa lý – hành chính rõ ràng. Bên trong công viên này sẽ chứa đựng một tập hợp các di sản địa chất tầm cỡ quốc tế. Đặc biệt, cần phải mang giá trị khoa học, giáo dục và thẩm mỹ, cùng các giá trị khác về đa dạng sinh học, khảo cổ, lịch sử, văn hóa, xã hội… Tất cả cùng được bảo tồn và phát huy giá trị một cách tổng thể.

Cơ hội phát triển kinh tế cho khu vực hồ Toba

Theo UNESCO đánh giá, công viên Kaldera Toba là khu vực có liên kết địa chất và di sản truyền thống cao với cộng đồng địa phương. Đặc biệt, nó còn có sự phong phú về văn hóa và đa dạng sinh học. Hiện tại, những người dân tại khu vực Toba, đảo Sumatra đang hy vọng việc được UNESCO công nhận sẽ mang lại cho họ cơ hội phát triển kinh tế, du lịch và văn hóa. Từ đó, nó sẽ góp phần tạo thêm việc làm cho người dân địa phương. Đồng thời đây cũng là trách nhiệm của người dân Indonesia trong việc bảo vệ di sản toàn cầu.

Tính đến hiện tại, Indonesia đang có 10 di sản văn hóa phi vật thể; 9 di sản văn hóa và tự nhiên và 16 khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua